Trong những năm qua, để thực hiện thắng lợi có hiệu quả phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới”, phát huy tính năng động, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các mô hình phát triển kinh tế ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả trong sản xuất thông qua các hình thức như: mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa, mô hình chăn nuôi thâm canh, chăn nuôi vỗ béo heo, bò, dê, cừu; Trồng rau, táo, nho theo tiêu chuẩn Viet Gap...
Thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng
UB Hội huyện Ninh Phước tập trung đẩy mạnh phong trào thanh niên xung kích tham gia ứng dụng KHKT vào sản xuất, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tại địa phương, đặc biệt là Nghề Gốm Bàu Trúc và Dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp, hai nghề truyền thống này đã mang lại sự khởi sắc, đã và đang thu hút khá nhiều lao động, nhất là đã giải quyết việc làm cho lực lượng thanh niên tại địa phương, tạo việc làm thu nhập ổn định và giúp cho công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên có hiệu quả, điển hình như anh Hán Văn Luận chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp- Chi hội trưởng tiêu biểu của Khu Phố Mỹ Nghiệp – Thị trấn Phước Dân. Sau khi có dự án phát triển làng nghề dệt truyền thống, anh Hán Văn Luận đã thay đổi phương thức sản xuất, đưa tiến bộ kỹ thuật vào nghề dệt và học hỏi một số kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, đến nay anh đã mua được 08 máy Dệt, 01 máy móc chỉ, 02 máy suốt, tổng vốn đầu tư gần 900 triệu đồng, bên cạnh đó anh đã tạo việc làm ổn định và thường xuyên cho 13 thanh niên tại địa phương, mỗi tháng thu nhập 02 triệu đồng trên một lao động. Tổng doanh thu lợi nhuận hàng năm gần 130 triệu đồng; Anh Vạn Quan Phú Đoan – Giám đốc công ty TNHH Gốm Champa Bàu Trúc và cũng là Hội viên tiêu biểu sản xuất kinh doanh giỏi, với mục đích nâng cao giá trị văn hoá làng nghề, cùng với sự sáng tạo đổi mới mẫu mã sản phẩm, chuyển hướng từ sản xuất hàng gia dụng sang hàng mỹ nghệ, không ngừng tìm tòi, nâng cao chất lượng và kỹ thuật nung, để tạo ra những sản phẩm gốm đẹp, dễ tiếp cận thị trường, hiện nay cơ sở của anh chuyên làm và cung cấp gốm cho thị trường trong, ngoài tỉnh và sản xuất sản phẩm sang nước ngoài. Có 04 cơ sở làm vệ tinh sản phẩm Gốm theo nhu cầu, đã giải quyết việc làm cho 20 thợ Gốm, thu nhập hàng tháng bình quân 3 triệu đồng, tổng thu nhập hàng năm của công ty 200 triệu đồng.
Những kết quả đã đạt được từ các mô hình, điển hình trong phong trào thanh niên xung kích tham gia ứng dụng KHKT vào sản xuất; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của huyện nhà đã góp phần trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn – Hội góp sức trẻ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương
|