|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 1: Kinh tế thị trường không phải “hàng độc quyền” của chủ nghĩa tư bản |
|
Monday, 21 September 2020 8:15 AM |
|
Trong quá trình đóng góp cho văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vấn đề xây dựng kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) giành được nhiều sự quan tâm. Các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam và một số cá nhân có quan điểm sai trái cho rằng, KTTT là của chủ nghĩa tư bản (CNTB), vì thế không thể kết hợp KTTT với định hướng XHCN. |
Sản xuất linh kiện xe máy tại Khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên. Ảnh minh họa: TTXVN.
Họ cho rằng KTTT với định hướng XHCN như “nước với lửa”, khi ghép định hướng XHCN vào KTTT thì sẽ tạo ra một “thân hình dị dạng”. Từ đó, họ kết luận rất xằng bậy rằng, Việt Nam phải từ bỏ việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, vì nền KTTT kiểu này là không hề tồn tại và xây dựng nền KTTT thực chất là đang đi theo con đường của CNTB. Vậy thực chất KTTT có phải là của CNTB không? Có thể ghép KTTT với định hướng XHCN được không?
Thực tế lịch sử và hiện tại đã cho thấy, KTTT không phải là “con đẻ”, là sản phẩm thuộc về CNTB. CNTB không sinh ra kinh tế hàng hóa. Mà kinh tế hàng hóa đã xuất hiện ở giai đoạn đồng tiền còn chưa xuất hiện. Ở giai đoạn sơ khai, do chưa có tiền tệ nên trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt-đây đã là kinh tế hàng hóa. Do đó, KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại qua nhiều thời kỳ. KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản. Trước CNTB, KTTT còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong CNTB nó đạt đến trình độ cao. Điều đó khiến người ta nhầm tưởng, nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là cách thức để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng XHCN” trong KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, KTTT không phải là con đường độc đạo để phát triển thành tư bản chủ nghĩa. KTTT cũng không có một mô hình duy nhất mà có nhiều mô hình khác nhau. Hiện nay, KTTT có 3 mô hình chủ yếu là: Mô hình KTTT tự do; mô hình KTTT-xã hội; mô hình KTTT định hướng XHCN (ở Việt Nam) hay KTTT XHCN (ở Trung Quốc). Có thể nói 3 mô hình KTTT nói trên đang bao trùm tất cả các nền kinh tế trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ (như Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên).
Thứ nhất là mô hình KTTT tự do. KTTT trong khuôn khổ CNTB chủ yếu phát triển theo mô hình thị trường tự do, được thực hiện ở hầu hết các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Mô hình này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân và cạnh tranh tự do. Trong mô hình KTTT tự do, sự can thiệp điều tiết của nhà nước vào các quá trình kinh tế được hạn chế ở mức thấp. Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân vận hành dưới sự điều tiết của “bàn tay vô hình” (tức cơ chế cạnh tranh tự do). Đây là lý thuyết do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra từ năm 1776. Ông cho rằng, trong nền KTTT tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ lợi ích của từng cá nhân lại.
Trong KTTT tự do thì chức năng chính của nhà nước là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường tự do vận hành thuận lợi nhất. Sự tham gia của nhà nước vào quá trình phân phối lại, vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng, tạo lập công bằng xã hội, ngăn chặn và xử lý các thất bại thị trường tuy vẫn được coi trọng nhưng không nhiều như ở các mô hình khác.
Người cổ vũ nhiệt thành cho quan điểm tự do hóa nền kinh tế một cách tối đa là nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, bà đã đưa ra chủ trương loại bỏ một nhà nước vì phúc lợi xã hội, tức là đưa nền kinh tế vào quỹ đạo của một chủ nghĩa tự do mới và mang màu sắc bảo thủ của thế kỷ 19: Thị trường nhiều hơn, nhà nước ít can thiệp hơn. Hậu quả là mô hình này gây ra những tác động nghiêm trọng như tình trạng bất bình đẳng xã hội và tỷ lệ người nghèo tăng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục giảm, các thị trường tài chính quốc tế trở nên bất ổn hơn...
Thả cho thị trường tự do, tự điều tiết, thiếu công cụ điều tiết phù hợp cũng dễ gây ra khủng hoảng kinh tế và khi có khủng hoảng thì rất khó giải quyết. Việc quá đề cao tự do cá nhân trong khi tính tự giác, ý thức của cá nhân chưa tốt sẽ tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân, ngăn cản những hành động chung của cộng đồng, nhất là trong những tình huống ngặt nghèo. Ví như dịch Covid-19 đã cho thấy những bất ổn trong cách thức vận hành xã hội phương Tây khi đối phó với dịch bệnh, thảm họa. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, sự bất bình đẳng xã hội làm cho những nhà lãnh đạo cổ vũ một cách cực đoan cho KTTT tự do tại Mỹ và châu Âu vỡ mộng. Và hiện nay, các nước đều nhìn nhận ra vai trò thiết yếu của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
Thứ hai là mô hình KTTT-xã hội. Mô hình này được thực hiện thành công ở khá nhiều nước Tây-Bắc Âu, điển hình là Đức (quê hương của mô hình KTTT-xã hội), Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan. Xét theo tính chất đặc trưng, mô hình này còn có mặt ở một số nước khác, như: Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ với những mức độ khác nhau.
Về nguyên tắc, mô hình KTTT-xã hội thừa nhận các yếu tố cơ bản phổ biến của KTTT. Tuy nhiên, so sánh với mô hình KTTT tự do, mô hình này có hai đặc trưng nổi bật: Một là, coi các mục tiêu xã hội và phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi cho người nghèo và cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân...) là mục tiêu của chính quá trình phát triển KTTT. Hai là, nhà nước dẫn dắt nền KTTT phát triển không chỉ nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.
Với những đặc trưng trên, tuy mô hình KTTT-xã hội là một biến thể của nền kinh tế TBCN, song nó phản ánh một xu thế tất yếu của sự phát triển. Đó là: Đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, tự KTTT không thể giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề phát triển, nhất là các mục tiêu phát triển xã hội và con người. Để đạt được điều đó, trong cơ chế vận hành của nền KTTT, cần có thêm “bánh lái” để định hướng “động cơ” thúc đẩy phát triển đi đúng quỹ đạo nhằm phục vụ tốt không chỉ nhiệm vụ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả nhiệm vụ phát triển xã hội và con người.
Việc triển khai mô hình KTTT-xã hội trên thực tế đã mang lại những kết quả phát triển tích cực, không chỉ ở một vài nước, tại một vài thời điểm riêng lẻ mà ở hàng loạt nước và kéo dài trong nhiều thập niên. Điều này xác nhận tính tất yếu của xu hướng phát triển mô hình KTTT-xã hội. Tính tất yếu đó cũng được thể hiện ở mô hình KTTT đang được triển khai ở Việt Nam và Trung Quốc.
Thứ ba là mô hình KTTT định hướng XHCN. Loại mô hình KTTT này đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt Nam-KTTT định hướng XHCN; Trung Quốc-KTTT XHCN) với thời gian khoảng 30-40 năm. Tuy vậy, các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch sử to lớn. Sự ra đời của mô hình này gắn liền với sự sụp đổ của mô hình kinh tế tập trung bao cấp, vốn phủ nhận vai trò của KTTT trong quá trình phát triển ở các nước nghèo, lạc hậu tiến lên CNXH. Mô hình này đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời, khẳng định tính tất yếu và phổ biến của KTTT với tư cách là một giai đoạn bắt buộc trong lịch sử phát triển của mọi nền kinh tế. Mô hình KTTT định hướng XHCN vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Bản thân mô hình xây dựng KTTT của hai nước XHCN là Việt Nam và Trung Quốc cũng khác nhau.
Tại Trung Quốc, khung thể chế cơ bản của nền KTTT XHCN, bao gồm các yếu tố là: Nền KTTT XHCN mang tính đa dạng sở hữu, với các đặc trưng: 1) Chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều chế độ sở hữu khác cùng phát triển; 2) Hình thức cơ bản của chế độ công hữu là chế độ cổ phần. Người lao động tự chủ lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết việc làm và chính phủ thúc đẩy việc làm. Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản lý kinh tế của chính phủ chủ yếu là phục vụ chủ thể thị trường và sáng tạo môi trường phát triển tốt đẹp. Phải dựa vào pháp luật để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản, kiện toàn quy tắc giao dịch và chế độ giám sát quyền sở hữu tài sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định muốn phát triển KTTT thì phải có kinh tế tư nhân, có chế độ sở hữu tư nhân. Nhưng để có nền kinh tế XHCN thì phải có kinh tế nhà nước và chế độ công hữu. Vì vậy, muốn có nền KTTT XHCN thì chế độ kinh tế cơ bản phải bao gồm chế độ công hữu và chế độ tư hữu (hay rộng hơn, kinh tế phi công hữu).
Thực tiễn phát triển và lý luận kinh điển của C.Mác đều khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế hàng hóa hay KTTT trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, đối với bất cứ quốc gia nào chưa trải qua KTTT, để giải quyết được vấn đề phát triển, trước hết phải phát triển KTTT theo đúng nghĩa; phải tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát huy cao nhất năng lực phát triển của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chỉ trên cơ sở đó, xét theo mục tiêu chiến lược, mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhờ đó, có điều kiện vật chất và tinh thần để đáp ứng các mục tiêu xã hội và nhân văn.
Tuy nhiên, KTTT không phát triển theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế TBCN, cũng không theo một mô hình đơn nhất là thị trường tự do. Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mô hình phát triển KTTT khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn cảnh phát triển cụ thể của quốc gia-dân tộc. Một quốc gia đi sau không nhất thiết, và cũng không thể vận dụng cứng nhắc các nguyên lý; cũng không nhất thiết phải rập khuôn các mô hình KTTT có sẵn ở đâu đó, dù là mô hình hiệu quả, để giải quyết các vấn đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình. Tại Việt Nam, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN để giải quyết vấn đề phát triển trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Trong quá trình tiến hóa về mô hình của KTTT trên thế giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của KTTT. Đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội-con người; thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước khi tính tự giác của xã hội chưa cao.
(còn nữa)
Hồ Quang Phương/QĐND.VN
|
Nguồn: Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 1: Kinh tế thị trường không phải “hàng độc quyền” của chủ nghĩa tư bản |
|
Monday, 21 September 2020 8:15 AM |
|
Trong quá trình đóng góp cho văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vấn đề xây dựng kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) giành được nhiều sự quan tâm. Các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam và một số cá nhân có quan điểm sai trái cho rằng, KTTT là của chủ nghĩa tư bản (CNTB), vì thế không thể kết hợp KTTT với định hướng XHCN. |
Sản xuất linh kiện xe máy tại Khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên. Ảnh minh họa: TTXVN.
Họ cho rằng KTTT với định hướng XHCN như “nước với lửa”, khi ghép định hướng XHCN vào KTTT thì sẽ tạo ra một “thân hình dị dạng”. Từ đó, họ kết luận rất xằng bậy rằng, Việt Nam phải từ bỏ việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, vì nền KTTT kiểu này là không hề tồn tại và xây dựng nền KTTT thực chất là đang đi theo con đường của CNTB. Vậy thực chất KTTT có phải là của CNTB không? Có thể ghép KTTT với định hướng XHCN được không?
Thực tế lịch sử và hiện tại đã cho thấy, KTTT không phải là “con đẻ”, là sản phẩm thuộc về CNTB. CNTB không sinh ra kinh tế hàng hóa. Mà kinh tế hàng hóa đã xuất hiện ở giai đoạn đồng tiền còn chưa xuất hiện. Ở giai đoạn sơ khai, do chưa có tiền tệ nên trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt-đây đã là kinh tế hàng hóa. Do đó, KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại qua nhiều thời kỳ. KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản. Trước CNTB, KTTT còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong CNTB nó đạt đến trình độ cao. Điều đó khiến người ta nhầm tưởng, nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là cách thức để các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng XHCN” trong KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, KTTT không phải là con đường độc đạo để phát triển thành tư bản chủ nghĩa. KTTT cũng không có một mô hình duy nhất mà có nhiều mô hình khác nhau. Hiện nay, KTTT có 3 mô hình chủ yếu là: Mô hình KTTT tự do; mô hình KTTT-xã hội; mô hình KTTT định hướng XHCN (ở Việt Nam) hay KTTT XHCN (ở Trung Quốc). Có thể nói 3 mô hình KTTT nói trên đang bao trùm tất cả các nền kinh tế trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ (như Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên).
Thứ nhất là mô hình KTTT tự do. KTTT trong khuôn khổ CNTB chủ yếu phát triển theo mô hình thị trường tự do, được thực hiện ở hầu hết các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Mô hình này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân và cạnh tranh tự do. Trong mô hình KTTT tự do, sự can thiệp điều tiết của nhà nước vào các quá trình kinh tế được hạn chế ở mức thấp. Quá trình phát triển kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân vận hành dưới sự điều tiết của “bàn tay vô hình” (tức cơ chế cạnh tranh tự do). Đây là lý thuyết do nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra từ năm 1776. Ông cho rằng, trong nền KTTT tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ lợi ích của từng cá nhân lại.
Trong KTTT tự do thì chức năng chính của nhà nước là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do cá nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường tự do vận hành thuận lợi nhất. Sự tham gia của nhà nước vào quá trình phân phối lại, vào hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng, tạo lập công bằng xã hội, ngăn chặn và xử lý các thất bại thị trường tuy vẫn được coi trọng nhưng không nhiều như ở các mô hình khác.
Người cổ vũ nhiệt thành cho quan điểm tự do hóa nền kinh tế một cách tối đa là nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, bà đã đưa ra chủ trương loại bỏ một nhà nước vì phúc lợi xã hội, tức là đưa nền kinh tế vào quỹ đạo của một chủ nghĩa tự do mới và mang màu sắc bảo thủ của thế kỷ 19: Thị trường nhiều hơn, nhà nước ít can thiệp hơn. Hậu quả là mô hình này gây ra những tác động nghiêm trọng như tình trạng bất bình đẳng xã hội và tỷ lệ người nghèo tăng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục giảm, các thị trường tài chính quốc tế trở nên bất ổn hơn...
Thả cho thị trường tự do, tự điều tiết, thiếu công cụ điều tiết phù hợp cũng dễ gây ra khủng hoảng kinh tế và khi có khủng hoảng thì rất khó giải quyết. Việc quá đề cao tự do cá nhân trong khi tính tự giác, ý thức của cá nhân chưa tốt sẽ tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân, ngăn cản những hành động chung của cộng đồng, nhất là trong những tình huống ngặt nghèo. Ví như dịch Covid-19 đã cho thấy những bất ổn trong cách thức vận hành xã hội phương Tây khi đối phó với dịch bệnh, thảm họa. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, sự bất bình đẳng xã hội làm cho những nhà lãnh đạo cổ vũ một cách cực đoan cho KTTT tự do tại Mỹ và châu Âu vỡ mộng. Và hiện nay, các nước đều nhìn nhận ra vai trò thiết yếu của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
Thứ hai là mô hình KTTT-xã hội. Mô hình này được thực hiện thành công ở khá nhiều nước Tây-Bắc Âu, điển hình là Đức (quê hương của mô hình KTTT-xã hội), Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan. Xét theo tính chất đặc trưng, mô hình này còn có mặt ở một số nước khác, như: Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ với những mức độ khác nhau.
Về nguyên tắc, mô hình KTTT-xã hội thừa nhận các yếu tố cơ bản phổ biến của KTTT. Tuy nhiên, so sánh với mô hình KTTT tự do, mô hình này có hai đặc trưng nổi bật: Một là, coi các mục tiêu xã hội và phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi cho người nghèo và cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân...) là mục tiêu của chính quá trình phát triển KTTT. Hai là, nhà nước dẫn dắt nền KTTT phát triển không chỉ nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.
Với những đặc trưng trên, tuy mô hình KTTT-xã hội là một biến thể của nền kinh tế TBCN, song nó phản ánh một xu thế tất yếu của sự phát triển. Đó là: Đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, tự KTTT không thể giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề phát triển, nhất là các mục tiêu phát triển xã hội và con người. Để đạt được điều đó, trong cơ chế vận hành của nền KTTT, cần có thêm “bánh lái” để định hướng “động cơ” thúc đẩy phát triển đi đúng quỹ đạo nhằm phục vụ tốt không chỉ nhiệm vụ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả nhiệm vụ phát triển xã hội và con người.
Việc triển khai mô hình KTTT-xã hội trên thực tế đã mang lại những kết quả phát triển tích cực, không chỉ ở một vài nước, tại một vài thời điểm riêng lẻ mà ở hàng loạt nước và kéo dài trong nhiều thập niên. Điều này xác nhận tính tất yếu của xu hướng phát triển mô hình KTTT-xã hội. Tính tất yếu đó cũng được thể hiện ở mô hình KTTT đang được triển khai ở Việt Nam và Trung Quốc.
Thứ ba là mô hình KTTT định hướng XHCN. Loại mô hình KTTT này đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt Nam-KTTT định hướng XHCN; Trung Quốc-KTTT XHCN) với thời gian khoảng 30-40 năm. Tuy vậy, các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng lịch sử to lớn. Sự ra đời của mô hình này gắn liền với sự sụp đổ của mô hình kinh tế tập trung bao cấp, vốn phủ nhận vai trò của KTTT trong quá trình phát triển ở các nước nghèo, lạc hậu tiến lên CNXH. Mô hình này đã chứng minh được tính hiệu quả, đồng thời, khẳng định tính tất yếu và phổ biến của KTTT với tư cách là một giai đoạn bắt buộc trong lịch sử phát triển của mọi nền kinh tế. Mô hình KTTT định hướng XHCN vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Bản thân mô hình xây dựng KTTT của hai nước XHCN là Việt Nam và Trung Quốc cũng khác nhau.
Tại Trung Quốc, khung thể chế cơ bản của nền KTTT XHCN, bao gồm các yếu tố là: Nền KTTT XHCN mang tính đa dạng sở hữu, với các đặc trưng: 1) Chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều chế độ sở hữu khác cùng phát triển; 2) Hình thức cơ bản của chế độ công hữu là chế độ cổ phần. Người lao động tự chủ lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết việc làm và chính phủ thúc đẩy việc làm. Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản lý kinh tế của chính phủ chủ yếu là phục vụ chủ thể thị trường và sáng tạo môi trường phát triển tốt đẹp. Phải dựa vào pháp luật để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản, kiện toàn quy tắc giao dịch và chế độ giám sát quyền sở hữu tài sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định muốn phát triển KTTT thì phải có kinh tế tư nhân, có chế độ sở hữu tư nhân. Nhưng để có nền kinh tế XHCN thì phải có kinh tế nhà nước và chế độ công hữu. Vì vậy, muốn có nền KTTT XHCN thì chế độ kinh tế cơ bản phải bao gồm chế độ công hữu và chế độ tư hữu (hay rộng hơn, kinh tế phi công hữu).
Thực tiễn phát triển và lý luận kinh điển của C.Mác đều khẳng định tính tất yếu và phổ biến của kinh tế hàng hóa hay KTTT trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, đối với bất cứ quốc gia nào chưa trải qua KTTT, để giải quyết được vấn đề phát triển, trước hết phải phát triển KTTT theo đúng nghĩa; phải tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát huy cao nhất năng lực phát triển của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Chỉ trên cơ sở đó, xét theo mục tiêu chiến lược, mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhờ đó, có điều kiện vật chất và tinh thần để đáp ứng các mục tiêu xã hội và nhân văn.
Tuy nhiên, KTTT không phát triển theo một phương án duy nhất là phát triển thành kinh tế TBCN, cũng không theo một mô hình đơn nhất là thị trường tự do. Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mô hình phát triển KTTT khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn cảnh phát triển cụ thể của quốc gia-dân tộc. Một quốc gia đi sau không nhất thiết, và cũng không thể vận dụng cứng nhắc các nguyên lý; cũng không nhất thiết phải rập khuôn các mô hình KTTT có sẵn ở đâu đó, dù là mô hình hiệu quả, để giải quyết các vấn đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình. Tại Việt Nam, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN để giải quyết vấn đề phát triển trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Trong quá trình tiến hóa về mô hình của KTTT trên thế giới, các mô hình xuất hiện sau đều phản ánh một xu hướng chung trong sự phát triển của KTTT. Đó là, ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội-con người; thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước khi tính tự giác của xã hội chưa cao.
(còn nữa)
Hồ Quang Phương/QĐND.VN
|
Nguồn: Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương |
|
|
|
|
|