|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuổi trẻ Ninh Thuận: Hành trình về nguồn thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc |
|
Monday, 28 April 2014 7:58 AM |
|
Hưởng ứng “Năm Thanh niên tình nguyện 2014” và cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, từ ngày 21 – 25/4/2014, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Đoàn hành trình về nguồn, thăm và dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc (thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Tham dự Đoàn có đồng chí Phan Đình Hòa, Nguyên UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đ/c Nguyễn Hữu Ánh, Phó Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy cùng 25 đồng chí cán bộ cơ quan chuyên trách Tỉnh Đoàn, các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. |
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Trại giam Phú Quốc được ví là “Địa ngục trần gian”. Đây là nơi giam cầm hơn 40.000 chiến sỹ Cộng sản, trong đó hơn 4.000 đồng chí đã hy sinh bởi những đòn tra tấn của Mỹ, ngụy và bọn tay sai. Nhà tù Phú Quốc vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt; năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha, có gần 500 nhà giam
Nhìn từ bên ngoài, nhà tù Phú Quốc được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai dựng đứng và cuộn tròn. Tên lính đứng canh gác trên cao, tầm quan sát cả nhà tù, tay cầm súng trong tư thế sẵn sàng xả đạn khi phát hiện tù nhân vượt ngục. Những tên lính Tây thân người cao, to, tay cầm dùi cui và con chó săn phụ tá đứng cạnh những lớp kẽm gai. Phía trong hàng rào kẽm gai là Chuồng cọp Catso (Phòng kỷ luật) được làm bằng sắt tấm bịt kín 4 mặt, có hình dáng giống chiếc container, cứng, có loại lớn, loại nhỏ dùng để giam cầm tù binh. Tư liệu lưu lại cho biết, tù nhân được đưa vào Chuồng cọp Catso, cửa khóa kín, không có ánh sáng, thiếu không khí, ăn uống khổ cực, tiêu, tiểu tại chỗ, ban đêm thì lạnh, ban ngày thì nóng như thiêu đốt. Bị giam lâu ngày trong Chuồng cọp Catso, khi được thả ra ngoài, tù nhân sẽ không thấy đường và mắt bị mù, sức khỏe và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu tổng cộng hơn 24 hình phạt, tra tấn rất dã man như: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, các chiến sỹ cách mạng đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng ngũ địch, diệt ác ôn. Đặc biệt bằng sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, với tinh thần bất khuất trước kẻ thù, các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã tổ chức đào hầm vượt ngục. Lính Mỹ - ngụy luôn đề cao cảnh giác, giám sát mọi cử động của “tù nhân”. Nhưng chỉ cần phút giây lơ là, chúng cũng không ngờ những vật dụng dùng sinh hoạt bình thường vào tay chiến sĩ cách mạng đã làm nên kỳ tích. Cái muỗng dùng để ăn cơm vào tay người chiến sĩ cách mạng tác dụng như cái cuốc, cái leng, kiên trì đào đất đỏ sỏi cứng, mở rộng thành đường hầm dài hàng chục mét, để vượt ngục. Trong gần 6 tháng, hầm được đào xong. Đêm 20-01-1969, một cuộc vượt ngục tại đây thành công, có 21 người thoát về với cách mạng tại căn cứ kháng chiến của huyện Phú Quốc. Đây là đường vượt ngục đầu tiên và là một trong bảy lần đào hầm thành công (chỉ có 5 lần thoát ra ngoài được). Hình ảnh điểm cuối đường hầm, nằm ngoài vòng kẽm gai của nhà tù cho thấy, cán bộ, chiến sĩ chân đạp lên mặt đất, đầu ngẩng cao chạy thẳng về phía ánh đèn của cách mạng đang rực sáng...
Đến thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật, di vật gắn liền với lịch sử còn lưu giữ tại nhà trưng bày, những nhục hình tàn bạo mà bộ máy quản giáo nhà tù sử dụng để khuất phục những chiến sỹ cách mạng của ta khiến cho tất cả các thành viên trong Đoàn không tránh khỏi bàng hoàng, chết lặng về sự tra tấn dã man của quân thù, cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và ý chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta.
Đ/c Hoàng Vũ Huy, đoàn viên chi đoàn cơ quan tỉnh Đoàn lần đầu tiên được đến tham quan nhà tù Phú Quốc nói lên cảm nghĩ của mình: “Đến với Nhà tù Phú Quốc chỉ trong khoảnh khắc nhưng hình ảnh lưu lại mãi trong tôi vẫn là sự anh dũng, kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Dù phải hứng chịu sự tra tấn dã man, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng, song các chiến sĩ cách mạng vẫn giữ vững quan điểm, kiên định lập trường dưới sự dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều này cũng đã giáo dục cho tôi và thế hệ trẻ được sinh ra thời bình hiện nay, phải tự soi rọi “Phải làm gì cho đất nước hôm nay” để xứng đáng với sự hy sinh và kỳ vọng của thế hệ cha anh”.
Đ/c Châu Thanh Hải, UV.BCH Trung ương Đoàn, TUV, Bí thư Tỉnh đoàn đánh giá: “Chuyến hành trình về nguồn đầy ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tri ân đến các anh hùng, liệt sỹ - những người đã hy sinh để bảo vệ cho nền độc lập của dân tộc, là câu chuyện sống động và sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ đi trước, góp phần tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam. Thông qua chuyến về nguồn lần này chúng tôi mong muốn rằng các đồng chí cán bộ, đoàn viên thanh niên nhận thức được sự hy sinh và công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, từ đó phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh anh dũng, tinh thần bất khuất, kiên định trước sự tàn ác của quân thù; hun đúc lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên…”.
Trước đó, Đoàn hành trình đã thăm và thắp hương tại Khu tưởng niệm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Kết thúc hành trình về nguồn với bao nhiêu cảm xúc, niềm yêu thương, kính trọng và khâm phục vô bờ của thế hệ trẻ Việt Nam. Mỗi thành viên trong đoàn đều tích lũy cho mình những trải nghiệm riêng về những năm tháng đấu tranh hào hùng của dân tộc và luôn thầm hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc, cho cuộc sống, tự nhủ lòng “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, để xứng đáng với những gì mà ông cha ta cũng như bao lớp người và các chiến sĩ đã nằm xuống để hy sinh cho đất nước, cho chúng ta có ngày hôm nay.
Chùm ảnh về chuyến hành trình
Đoàn hành trình xem phim tư liệu về Nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai
Hình ảnh mô phỏng các hình thức tra tấn của Mỹ - Ngụy tại Nhà tù Phú Quốc
Hình ảnh mô phỏng các hình thức tra tấn của Mỹ - Ngụy tại Nhà tù Phú Quốc
Các chiến sỹ cách mạng kiên trì dùng muỗng đào đường hầm vượt ngục
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại nhà tù Phú Quốc
|
Nguồn: |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuổi trẻ Ninh Thuận: Hành trình về nguồn thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc |
|
Monday, 28 April 2014 7:58 AM |
|
Hưởng ứng “Năm Thanh niên tình nguyện 2014” và cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, từ ngày 21 – 25/4/2014, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Đoàn hành trình về nguồn, thăm và dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ tại Khu di tích lịch sử Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc (thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Tham dự Đoàn có đồng chí Phan Đình Hòa, Nguyên UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đ/c Nguyễn Hữu Ánh, Phó Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy cùng 25 đồng chí cán bộ cơ quan chuyên trách Tỉnh Đoàn, các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. |
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Trại giam Phú Quốc được ví là “Địa ngục trần gian”. Đây là nơi giam cầm hơn 40.000 chiến sỹ Cộng sản, trong đó hơn 4.000 đồng chí đã hy sinh bởi những đòn tra tấn của Mỹ, ngụy và bọn tay sai. Nhà tù Phú Quốc vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt; năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha, có gần 500 nhà giam
Nhìn từ bên ngoài, nhà tù Phú Quốc được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai dựng đứng và cuộn tròn. Tên lính đứng canh gác trên cao, tầm quan sát cả nhà tù, tay cầm súng trong tư thế sẵn sàng xả đạn khi phát hiện tù nhân vượt ngục. Những tên lính Tây thân người cao, to, tay cầm dùi cui và con chó săn phụ tá đứng cạnh những lớp kẽm gai. Phía trong hàng rào kẽm gai là Chuồng cọp Catso (Phòng kỷ luật) được làm bằng sắt tấm bịt kín 4 mặt, có hình dáng giống chiếc container, cứng, có loại lớn, loại nhỏ dùng để giam cầm tù binh. Tư liệu lưu lại cho biết, tù nhân được đưa vào Chuồng cọp Catso, cửa khóa kín, không có ánh sáng, thiếu không khí, ăn uống khổ cực, tiêu, tiểu tại chỗ, ban đêm thì lạnh, ban ngày thì nóng như thiêu đốt. Bị giam lâu ngày trong Chuồng cọp Catso, khi được thả ra ngoài, tù nhân sẽ không thấy đường và mắt bị mù, sức khỏe và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu tổng cộng hơn 24 hình phạt, tra tấn rất dã man như: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, các chiến sỹ cách mạng đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng ngũ địch, diệt ác ôn. Đặc biệt bằng sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, với tinh thần bất khuất trước kẻ thù, các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã tổ chức đào hầm vượt ngục. Lính Mỹ - ngụy luôn đề cao cảnh giác, giám sát mọi cử động của “tù nhân”. Nhưng chỉ cần phút giây lơ là, chúng cũng không ngờ những vật dụng dùng sinh hoạt bình thường vào tay chiến sĩ cách mạng đã làm nên kỳ tích. Cái muỗng dùng để ăn cơm vào tay người chiến sĩ cách mạng tác dụng như cái cuốc, cái leng, kiên trì đào đất đỏ sỏi cứng, mở rộng thành đường hầm dài hàng chục mét, để vượt ngục. Trong gần 6 tháng, hầm được đào xong. Đêm 20-01-1969, một cuộc vượt ngục tại đây thành công, có 21 người thoát về với cách mạng tại căn cứ kháng chiến của huyện Phú Quốc. Đây là đường vượt ngục đầu tiên và là một trong bảy lần đào hầm thành công (chỉ có 5 lần thoát ra ngoài được). Hình ảnh điểm cuối đường hầm, nằm ngoài vòng kẽm gai của nhà tù cho thấy, cán bộ, chiến sĩ chân đạp lên mặt đất, đầu ngẩng cao chạy thẳng về phía ánh đèn của cách mạng đang rực sáng...
Đến thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật, di vật gắn liền với lịch sử còn lưu giữ tại nhà trưng bày, những nhục hình tàn bạo mà bộ máy quản giáo nhà tù sử dụng để khuất phục những chiến sỹ cách mạng của ta khiến cho tất cả các thành viên trong Đoàn không tránh khỏi bàng hoàng, chết lặng về sự tra tấn dã man của quân thù, cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và ý chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta.
Đ/c Hoàng Vũ Huy, đoàn viên chi đoàn cơ quan tỉnh Đoàn lần đầu tiên được đến tham quan nhà tù Phú Quốc nói lên cảm nghĩ của mình: “Đến với Nhà tù Phú Quốc chỉ trong khoảnh khắc nhưng hình ảnh lưu lại mãi trong tôi vẫn là sự anh dũng, kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Dù phải hứng chịu sự tra tấn dã man, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng, song các chiến sĩ cách mạng vẫn giữ vững quan điểm, kiên định lập trường dưới sự dìu dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều này cũng đã giáo dục cho tôi và thế hệ trẻ được sinh ra thời bình hiện nay, phải tự soi rọi “Phải làm gì cho đất nước hôm nay” để xứng đáng với sự hy sinh và kỳ vọng của thế hệ cha anh”.
Đ/c Châu Thanh Hải, UV.BCH Trung ương Đoàn, TUV, Bí thư Tỉnh đoàn đánh giá: “Chuyến hành trình về nguồn đầy ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tri ân đến các anh hùng, liệt sỹ - những người đã hy sinh để bảo vệ cho nền độc lập của dân tộc, là câu chuyện sống động và sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ đi trước, góp phần tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam. Thông qua chuyến về nguồn lần này chúng tôi mong muốn rằng các đồng chí cán bộ, đoàn viên thanh niên nhận thức được sự hy sinh và công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, từ đó phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh anh dũng, tinh thần bất khuất, kiên định trước sự tàn ác của quân thù; hun đúc lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên…”.
Trước đó, Đoàn hành trình đã thăm và thắp hương tại Khu tưởng niệm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Kết thúc hành trình về nguồn với bao nhiêu cảm xúc, niềm yêu thương, kính trọng và khâm phục vô bờ của thế hệ trẻ Việt Nam. Mỗi thành viên trong đoàn đều tích lũy cho mình những trải nghiệm riêng về những năm tháng đấu tranh hào hùng của dân tộc và luôn thầm hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc, cho cuộc sống, tự nhủ lòng “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, để xứng đáng với những gì mà ông cha ta cũng như bao lớp người và các chiến sĩ đã nằm xuống để hy sinh cho đất nước, cho chúng ta có ngày hôm nay.
Chùm ảnh về chuyến hành trình
Đoàn hành trình xem phim tư liệu về Nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai
Hình ảnh mô phỏng các hình thức tra tấn của Mỹ - Ngụy tại Nhà tù Phú Quốc
Hình ảnh mô phỏng các hình thức tra tấn của Mỹ - Ngụy tại Nhà tù Phú Quốc
Các chiến sỹ cách mạng kiên trì dùng muỗng đào đường hầm vượt ngục
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại nhà tù Phú Quốc
|
Nguồn: |
|
|
|
|
|