- Thời gian:
+ Phát động cuộc thi vào ngày 10/3/2016, kết thúc lúc 17 giờ ngày 20/5/2016
+ Ban Tổ chức công bố kết quả thi, tổng kết và trao giải (dự kiến 30/5/2016).
- Câu hỏi thi:
Đăng trên Trang tin điện tử của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuậnhttp://ubmttq.ninhthuan.gov.vn và Báo Ninh Thuận.
Để biết thêm chi tiết liên hệ Ban Tuyên giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Địa chỉ số 39 Lê Hồng Phong – TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Điện thoại 068.3522293.
2. Nội dung thi:
- Thi tìm hiểu về cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Cách tính kết quả:
+ Người tham gia thi phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân, bao gồm: họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại (nếu có), đơn vị công tác hoặc nghề nghiệp.
+ Bài dự thi gửi về Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, kết quả được tính cho người có đáp án chính xác và gửi về Ban Tổ chức với thời gian sớm nhất. Bài thi gửi qua đường bưu điện, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào dấu bưu điện. Trong trường hợp có số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi bài thi để trao thưởng cho người có bài thi gửi về sớm nhất.
+ Người dự thi bị loại và hủy bỏ kết quả khi vi phạm các điều kiện sau:
Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin cá nhân không chính xác trong bài thi.
Các bài thi photo, sao chép thành nhiều bản giống nhau.
Nộp bài thi sau thời gian qui định.
3. Đối tượng dự thi:
Cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân trong tỉnh đều có thể tham gia cuộc thi (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, cán bộ cơ quan Ủy ban MTTQVN tỉnh, huyện, thành phố).
* Tài liệu tham khảo:
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
- Luật tổ chức Quốc hội
- Luật tổ chức chính quyền địa phương
- Các văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban bầu cử tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
4. Cơ cấu giải thưởng:
- 01 giải Nhất, trị giá: 2.000.000đ
- 02 giải Nhì, trị giá mỗi giải 1.500.000đ
- 03 giải Ba, trị giá mỗi giải 1.000.000đ
- 10 giải Khuyến khích, trị giá mỗi giải 500.000đ
5. Tổng kết trao giải:
Ban Tổ chức tiến hành tổng kết và trao giải (dự kiến ngày 30/5/2016).
------------------------------------------------------------------------------
Bộ câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021”.
Câu 1: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 được thực hiện theo Luật nào?
a. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
b. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
c. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Câu 2: Vị trí, chức năng của Quốc hội?
a. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
c. Cả a và b đều đúng.
Câu 3: Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử?
a. 100 ngày
b. 105 ngày
c. 115 ngày
Câu 4: Đại biểu Quốc hội có mấy tiêu chuẩn?
a. 4 tiêu chuẩn
b. 5 tiêu chuẩn
c. 6 tiêu chuẩn
Câu 5: Đại biểu Hội đồng nhân dân có mấy tiêu chuẩn?
a. 3 tiêu chuẩn
b. 4 tiêu chuẩn
c. 6 tiêu chuẩn
Câu 6: Quy định của pháp luật về độ tuổi được thực hiện quyền bầu cử của công dân là bao nhiêu?
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
b. Từ đủ 19 tuổi trở lên.
c. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 7: Quy định của pháp luật về độ tuổi được thực hiện quyền ứng cử của công dân là bao nhiêu?
a. Từ đủ 19 tuổi trở lên.
b. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
c. Từ đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 8: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo những nguyên tắc nào?
a. Bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
b. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
c. Trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 9: Hội nghị hiệp thương ở địa phương do ai triệu tập và chủ trì để thực hiện công việc của hội nghị hiệp thương?
a. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp
b. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp.
c. Ủy ban Bầu cử ở mỗi cấp.
Câu 10: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì được quy định tại Điều nào của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
a. Điều 37
b. Điều 38
c. Điều 40
Câu 11: Theo Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thì Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất được tổ chức trong khoảng thời gian nào?
a. Từ ngày 03 tháng 02 năm 2016 đến ngày 17 tháng 02 năm 2016
b. Từ ngày 04 tháng 02 năm 2016 đến ngày 18 tháng 02 năm 2016
c. Từ ngày 05 tháng 02 năm 2016 đến ngày 19 tháng 02 năm 2016
Câu 12: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập và chủ trì được thực hiện tại Điều mấy của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
a. Điều 42
b. Điều 43
c. Điều 44
Câu 13: Theo Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 01/02/2016 giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thì việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung tiến hành trong khoảng thời gian nào?
a. Từ ngày 23 tháng 02 năm 2016 đến ngày 11 tháng 3 năm 2016
b. Từ ngày 24 tháng 02 năm 2016 đến ngày 10 tháng 3 năm 2016
c. Từ ngày 25 tháng 02 năm 2016 đến ngày 12 tháng 3 năm 2016
Câu 14: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức trong khoảng thời gian nào?
a. Từ ngày 14 tháng 3 năm 2016 đến ngày 18 tháng 3 năm 2016.
b. Từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 đến ngày 18 tháng 3 năm 2016.
c. Từ ngày 16 tháng 3 năm 2016 đến ngày 18 tháng 3 năm 2016.
Câu 15: Theo Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 01/02/2016 giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thì người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là ngày nào?
a. Ngày 11 tháng 3 năm 2016.
b. Ngày 12 tháng 3 năm 2016.
c. Ngày 13 tháng 3 năm 2016.
Câu 16: Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức trong khoảng thời gian nào?
a. Từ ngày 11 tháng 4 năm 2016 đến ngày 17 tháng 4 năm 2016.
b. Từ ngày 12 tháng 4 năm 2016 đến ngày 17 tháng 4 năm 2016.
c. Từ ngày 13 tháng 4 năm 2016 đến ngày 17 tháng 4 năm 2016.
Câu 17: Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản mấy? Điều mấy?
a. Khoản 1 Điều 36
b. Khoản 1 Điều 37
c. Khoản 3 Điều 40
Câu 18 : Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử ?
a. 70 ngày
b. 80 ngày
c. 90 ngày
Câu 19: Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XIV được bầu là bao nhiêu?
a. 300 đại biểu
b. 400 đại biểu
c. 500 đại biểu
Câu 20: Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bầu là bao nhiêu?
a. 40 đại biểu
b. 45 đại biểu
c. 50 đại biểu
Câu 21: Tỷ lệ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trong danh sách chính thức những người ứng cử là bao nhiêu?
a. Đảm bảo có ít nhất 30%.
b. Đảm bảo có ít nhất 35%.
c. Đảm bảo có ít nhất 40%.
Câu 22: Số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2016 - 2021 là bao nhiêu?
a. 10 đơn vị.
b. 11 đơn vị
c. 12 đơn vị
Câu 23: Thời gian công bố danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử trước ngày bầu cử là bao nhiêu ngày?
a. 70 ngày.
b. 80 ngày
c. 90 ngày
Câu 24: Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu tối đa ở mỗi đơn vị bầu cử là bao nhiêu?
a. 02 đại biểu.
b. 03 đại biểu.
c. 04 đại biểu.
Câu 25: Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bầu tối đa ở mỗi đơn vị bầu cử là bao nhiêu?
a. 03 đại biểu.
b. 04 đại biểu.
c. 05 đại biểu.
Câu 26: Thời hạn niêm yết danh sách cử tri trước ngày bầu cử là bao nhiêu ngày?
a. 30 ngày
b. 40 ngày.
c. 50 ngày.
Câu 27: Thời hạn tạm ngừng việc xem xét khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đối với người ứng cử được quy định như thế nào?
a. 10 ngày trước ngày bầu cử.
b. 15 ngày trước ngày bầu cử.
c. 20 ngày trước ngày bầu cử.
Câu 28: Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội?
a. Chính phủ .
b. Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
c. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 29: Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh?
a. Ủy ban bầu cử tỉnh
b. Hội đồng nhân dân tỉnh
c. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
d. Cả a, b và c đều đúng
Câu 30: Những hình thức vận động bầu cử đúng pháp luật quy định?
a. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
b. Người ứng cử tự mình đi vận động.
c. Các câu trên đều đúng.
Câu 31: Thời gian tiến hành vận động bầu cử của những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bắt đầu và kết thúc khi nào?
a. Được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.
b. Được bắt đầu từ ngày những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nộp hồ sơ ứng cử và kết thúc trước thời điểm ngày bầu cử bảy ngày.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 32: Nếu đơn vị bầu cử được bầu 03 đại biểu, thì danh sách người ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu là bao nhiêu?
a. 01 người
b. 02 người
c. 03 người
Câu 33: Nếu đơn vị bầu cử được bầu 05 đại biểu, thì danh sách người ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu là bao nhiêu?
a. 01 người
b. 02 người
c. 03 người
Câu 34: Trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bao nhiêu?
a. Không dưới 13%
b. Không dưới 14%
c. Không dưới 15%
Câu 35: Trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ người ngoài Đảng được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bao nhiêu?
a. Không dưới 10%
b. Không dưới 11%
c. Không dưới 12%
Câu 36: Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử?
a. 100 ngày.
b. 105 ngày
c. 110 ngày
Câu 37: Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử ?
a. 50 ngày
b. 60 ngày
c. 70 ngày
Câu 38: Tổ bầu cử dược thành lập ở khu vực bỏ phiếu và được thành lập chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử?
a. 40 ngày
b. 50 ngày
c. 60 ngày
Câu 39: Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
a. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
b. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án;
c. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; người mất năng lực hành vi dân sự.
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 40: Chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri phải niêm yết danh sách đó tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra?
a. 20 ngày
b. 30 ngày
c. 40 ngày
Câu 41: Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở mấy cấp trong cùng một nhiệm kỳ?
a. Một cấp
b. Hai cấp
c. Ba cấp
Câu 42: Chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử phải lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử?
a. 20 ngày
b. 25 ngày
a. 30 ngày
Câu 43: Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị như thế nào?
a. Tổ chức hội nghị toàn thể cử tri.
b. Tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là một phần hai tổng số cử tri tham dự.
c. Tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự.
Câu 44: Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất có bao nhiêu cử tri tham dự?
a. 55 cử tri
b. 60 cử tri
c. 65 cử tri
Câu 45: Ai có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri?
a. Ủy ban bầu cử cấp tỉnh
b. Ban bầu cử
c. Tổ bầu cử.
Câu 46: Việc tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) do ai triệu tập và chủ trì?
a. Trưởng ban công tác Mặt trận
b. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
c. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Câu 47: Tại Hội nghị cử tri giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố: Người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người được bao nhiêu phần trăm cử tri có mặt tín nhiệm?
a. Trên 40% cử tri có mặt
b. Trên 50% cử tri có mặt
c. Trên 60% cử tri có mặt
Câu 48: Thời gian công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sau khi kết thúc bầu cử chậm nhất là bao nhiêu ngày?
a. 05 ngày
b. 10 ngày
c. 15 ngày
Câu 49 : Thời gian công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi kết thúc bầu cử chậm nhất là bao nhiêu ngày?
a. 10 ngày
b. 15 ngày
c. 20 ngày
Câu 50: Dự đoán có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này?
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI |