|
|
|
Trailer Năm Thanh niên tình nguyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 2015) |
|
Monday, 02 November 2015 1:52 PM |
|
1. Về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long. Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776), làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh. |
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể tướng, Nguyễn Du theo cha về quê, đến năm 13 tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà (Hà Mỗ) ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình) con gái của tiến sỹ Đoàn Nguyễn Thục. Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.
Mười năm ở quê vợ là quãng “Mười năm gió bụi”, bao cảnh cơ hàn, bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, Nguyễn Du cùng người con trai nhỏ Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền. Trở lại quê, dinh cơ của cha đã tan hoang, anh em đôi ngả, Nguyễn Du thốt lên “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh, gia đình không còn, anh em lưu tán). Nguyễn Du được bà con họ tộc chia cho mảnh đất tại thôn Thuận Mỹ làm nhà để ở. Và cũng từ đây, Nguyễn Du có biệt hiệu “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng) và “Nam Hải điếu đồ” (người câu cá ở bể Nam).
Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); tháng 11 làm Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (tỉnh Hà Tây). Năm Quý Hợi (1803), được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long. Mùa thu năm Giáp Tý (1804), Nguyễn Du cáo bệnh về quê. Năm Ất Sửu (1805), được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (hàm ngũ phẩm). Tháng 9 năm Đinh Mão (1807) giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê. Năm Kỷ Tỵ (1809), ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình. Tháng 9 năm Nhâm Tuất (1812), Nguyễn Du xin nghỉ về quê 2 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ, tháng 2 năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu về kinh, được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ. Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814), Nguyễn Du trở về nước, có tập thơ “Bắc Hành tạp lục” và được vua Gia Long thăng chức Hữu Tham tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Mùa thu năm Kỷ Mão (1819), được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối, được chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (6/9/1820), Nguyễn Du bị cảm bệnh và mất tại kinh thành Huế, hưởng thọ 55 tuổi.
2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, sáng tác chữ Hán, bao gồm:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Sáng tác chữ Nôm, gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn nguyên có tên là “Văn tế thập loại chúng sinh”, nghĩa là Văn tế mười loại người, là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Thác lời trai phường nóngồm 48 câu, cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ gồm 98 câu, viết theo lối văn tế…
3. Tác phẩm Truyện Kiều
Kiệt tác "Truyện Kiều" của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.
Về giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Về giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng… Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó. Thông qua nhân vật Từ Hải, người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả xã hội bạo tàn, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng.
Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến... Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp.
Về giá trị nghệ thuật: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Vì thế, Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử.
Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều cũng đã đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của văn học Việt Nam. Trong lời tựa cuốn Truyện Kiều ra mắt lần đầu tiên vào năm 1820, Mộng Liên Đường chủ nhân (Nguyễn Đăng Tuyển, 1795-1880) đã viết: “… Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”.
Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Đánh giá về Truyện Kiều, trong Lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc... Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ-Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước".
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là "chuyên gia Truyện Kiều" đã có những trang văn nhận định thú vị: "Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó".
Hiện nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó tiếng Pháp có trên 10 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên 10 bản, tiếng Nhật 5 bản…
4. Tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du
Với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964, tại thành phố Béclin (Đức) Hội đồng Hòa bình thế giớira quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du (1675-1965) cùng với 8 danh nhân văn hoá trên toàn thế giới. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã có Chỉ thị số 112-CT/TW ngày 26/10/1965 "Về việc kỷ niệm Nguyễn Du". Đây là cột mốc lớn trong việc nghiên cứu, khẳng định và tôn vinh Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Từ đó đến nay các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tác phẩm của Nguyễn Du, nhất là Truyên Kiều luôn được tiến hành và thu nhiều kết quả mới, nhất là vào các dịp kỷ niệm 240, 245 năm ngày sinh của Nguyễn Du do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội Nhà văn Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.
Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Quyết định số 37C/15 vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới. Theo đó, hoạt động tôn vinh được triển khai ở Việt Nam và tại các nước trong cộng đồng UNESCO (niên độ 2014 -2015).
Ngày 15/8/2014, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn số 8467-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc ”Đồng ý chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2015. Tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm; mời đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước dự”.
Ngày 31/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 470/KH-UBND về Kế hoạch Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa Thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du.
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với các Ban, bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai tổ chức các hoạt động, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức lễ vinh danh, lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh, vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào nguyễn Du (dự kiến vào đầu tháng 12 năm 2015).
5. Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du
Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các hạng mục chính của Khu lưu niệm bao gồm:
Nhà thờ Nguyễn Du: Năm 1824, Nguyễn Ngũ cùng con cháu trong dòng họ đã đưa hài cốt Nguyễn Du về quê nhà cải táng và lập đền thờ ngay trên khu vườn cũ của ông tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ). Khoảng thời gian từ năm 1934 -1935 nhà thờ bị hỏng. Năm 1940, Hội Khai trí Tiến Đức cùng con cháu họ Nguyễn Tiên Điền xây dựng nhà thờ trong khu vườn họ Nguyễn. Năm 2010, nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du được xây dựng mới và khánh thành vào tháng 11/2012.
Nhà Văn thánh - Bình văn: Văn thánh hàng huyện thờ Khổng Tử do Nguyễn Nghiễm xây dựng. Trước đây, mỗi dịp xuân về các bậc túc nho trong vùng về đây báo ơn, bình văn, đọc thơ và tổ chức lễ "cầu khoa" cầu cho con em trong vùng thành danh trên con đường khoa cử.
Đàn tế, bia đá Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du): Năm 1762, sau khi Nguyễn Nghiễm được phong Tể tướng, ông cùng em trai là Nguyễn Trọng lập đàn tế, dựng bia đá tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.
Mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Nguyễn Du lâm bệnh và mất tại Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820) thọ 55 tuổi. Phần mộ đặt tại tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1824, con là Nguyễn Ngũ và cháu là Nguyễn Thắng dời về cải táng trong vườn nhà tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ). Năm 1826, Nguyễn Ngũ dịch chuyển ra cạnh đó 500m, hai năm sau được chuyển ra khu nghĩa trang tại xứ Đồng Cùng thuộc thôn Tiền Giáp. Với dự án Tôn tạo khu di tích Nguyễn Du bằng nguồn vốn CTMTQG về văn hoá (1999 -2004), khu mộ đã được xây dựng, chỉnh trang lại như hiện nay.
Đền thờ, mộ Nguyễn Nghiễm (1708-1776): Nguyễn Nghiễm là con trai thứ hai của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh và là thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du. Ông là nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà sử học uyên bác và là người đứng đầu về con đường cử nghiệp, khoa bảng họ Nguyễn - Tiên Điền. Ông đậu tiến sỹ năm 1731, làm Tế tửu Quốc Tử Giám (1742), giữ chức Tể tướng (1762) và trong gần năm thập kỷ hoạt động trên chính trường Lê - Trịnh đã để lại nhiều trước tác có giá trị như: “Quân trung liện vịnh”, “Xuân đình tạp vịnh”, “Cổ lễ nhạc thi văn” và bài phú Nôm “Khổng Tử mộng Chu Công”... Đền thờ được xây dựng khi ông còn sống (sinh từ), thuộc thôn Bảo Kệ, xã Tiên Điền và nhân dân thường gọi đây là đền “Đức Đại vương hai”. Phần mộ ông hiện nằm tại thôn Tiên Thanh, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân.
Đền thờ Nguyễn Trọng (1710 - 1789), là chú ruột của Nguyễn Du, người giỏi về văn thơ, lý, số, y học. Đền thờ được xây dựng khi ông còn sống (sinh từ)) ở thôn Tiên Quang, xã Tiên Điền. Kiến trúc đơn giản, nội thất còn giữ lại nhiều đồ tế khí, hoành phi câu đối có giá trị. Trước đền thờ có voi, ngựa đá, tấm bia “Tích thiện gia” và trong khuôn viên còn có mộ phần của ông.
Khu lăng Văn Sự: Là khu mộ tổ đời thứ 3 của họ Nguyễn - Tiên Điền, gồm mộ Nguyễn Thể - bố Nguyễn Quỳnh; Thuật Hiên công Nguyễn Khản; Phương Trạch hầu Nguyễn Ổn; Chính thất Lê Quý Thị (vợ Phương Trạch hầu); Giới Hiên công Nguyễn Huệ và chính thất Nguyễn Quý Thị (vợ Nguyễn Huệ).
Không gian văn hóa Nguyễn Du: Xây dựng vào năm 2000, gồm Tượng đài, Thư viện Nguyễn Du, Hội trường; Nhà thờ, Nhà bảo tàng Nguyễn Du...
Hiện nay, mỗi năm Khu lưu niệm Nguyễn Du đón từ 1,8 đến 2 vạn lượt khách đến tham quan, trong đó có rất nhiều đoàn khách quốc tế, các chuyên gia, sinh viên các trường đại học đến tìm hiểu, nghiên cứu./. |
Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG |
|
Bài cùng chuyên mục |
- XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG 30/4/1975 - CON ĐƯỜNG SAI LẦM KHÔNG LỐI THOÁT CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.
- CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 2015) |
|
Monday, 02 November 2015 1:52 PM |
|
1. Về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long. Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776), làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh. |
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể tướng, Nguyễn Du theo cha về quê, đến năm 13 tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà (Hà Mỗ) ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình) con gái của tiến sỹ Đoàn Nguyễn Thục. Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.
Mười năm ở quê vợ là quãng “Mười năm gió bụi”, bao cảnh cơ hàn, bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, Nguyễn Du cùng người con trai nhỏ Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền. Trở lại quê, dinh cơ của cha đã tan hoang, anh em đôi ngả, Nguyễn Du thốt lên “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh, gia đình không còn, anh em lưu tán). Nguyễn Du được bà con họ tộc chia cho mảnh đất tại thôn Thuận Mỹ làm nhà để ở. Và cũng từ đây, Nguyễn Du có biệt hiệu “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng) và “Nam Hải điếu đồ” (người câu cá ở bể Nam).
Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); tháng 11 làm Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (tỉnh Hà Tây). Năm Quý Hợi (1803), được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long. Mùa thu năm Giáp Tý (1804), Nguyễn Du cáo bệnh về quê. Năm Ất Sửu (1805), được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (hàm ngũ phẩm). Tháng 9 năm Đinh Mão (1807) giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê. Năm Kỷ Tỵ (1809), ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình. Tháng 9 năm Nhâm Tuất (1812), Nguyễn Du xin nghỉ về quê 2 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ, tháng 2 năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu về kinh, được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ. Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814), Nguyễn Du trở về nước, có tập thơ “Bắc Hành tạp lục” và được vua Gia Long thăng chức Hữu Tham tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Mùa thu năm Kỷ Mão (1819), được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối, được chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (6/9/1820), Nguyễn Du bị cảm bệnh và mất tại kinh thành Huế, hưởng thọ 55 tuổi.
2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, sáng tác chữ Hán, bao gồm:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Sáng tác chữ Nôm, gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn nguyên có tên là “Văn tế thập loại chúng sinh”, nghĩa là Văn tế mười loại người, là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Thác lời trai phường nóngồm 48 câu, cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ gồm 98 câu, viết theo lối văn tế…
3. Tác phẩm Truyện Kiều
Kiệt tác "Truyện Kiều" của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.
Về giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Về giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng… Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó. Thông qua nhân vật Từ Hải, người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả xã hội bạo tàn, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng.
Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến... Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp.
Về giá trị nghệ thuật: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Vì thế, Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử.
Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều cũng đã đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của văn học Việt Nam. Trong lời tựa cuốn Truyện Kiều ra mắt lần đầu tiên vào năm 1820, Mộng Liên Đường chủ nhân (Nguyễn Đăng Tuyển, 1795-1880) đã viết: “… Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”.
Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Đánh giá về Truyện Kiều, trong Lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc... Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ-Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước".
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là "chuyên gia Truyện Kiều" đã có những trang văn nhận định thú vị: "Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó".
Hiện nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó tiếng Pháp có trên 10 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên 10 bản, tiếng Nhật 5 bản…
4. Tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du
Với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964, tại thành phố Béclin (Đức) Hội đồng Hòa bình thế giớira quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du (1675-1965) cùng với 8 danh nhân văn hoá trên toàn thế giới. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã có Chỉ thị số 112-CT/TW ngày 26/10/1965 "Về việc kỷ niệm Nguyễn Du". Đây là cột mốc lớn trong việc nghiên cứu, khẳng định và tôn vinh Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Từ đó đến nay các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tác phẩm của Nguyễn Du, nhất là Truyên Kiều luôn được tiến hành và thu nhiều kết quả mới, nhất là vào các dịp kỷ niệm 240, 245 năm ngày sinh của Nguyễn Du do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội Nhà văn Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.
Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Quyết định số 37C/15 vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới. Theo đó, hoạt động tôn vinh được triển khai ở Việt Nam và tại các nước trong cộng đồng UNESCO (niên độ 2014 -2015).
Ngày 15/8/2014, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn số 8467-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc ”Đồng ý chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2015. Tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm; mời đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước dự”.
Ngày 31/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 470/KH-UBND về Kế hoạch Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa Thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du.
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với các Ban, bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai tổ chức các hoạt động, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức lễ vinh danh, lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh, vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào nguyễn Du (dự kiến vào đầu tháng 12 năm 2015).
5. Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du
Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các hạng mục chính của Khu lưu niệm bao gồm:
Nhà thờ Nguyễn Du: Năm 1824, Nguyễn Ngũ cùng con cháu trong dòng họ đã đưa hài cốt Nguyễn Du về quê nhà cải táng và lập đền thờ ngay trên khu vườn cũ của ông tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ). Khoảng thời gian từ năm 1934 -1935 nhà thờ bị hỏng. Năm 1940, Hội Khai trí Tiến Đức cùng con cháu họ Nguyễn Tiên Điền xây dựng nhà thờ trong khu vườn họ Nguyễn. Năm 2010, nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du được xây dựng mới và khánh thành vào tháng 11/2012.
Nhà Văn thánh - Bình văn: Văn thánh hàng huyện thờ Khổng Tử do Nguyễn Nghiễm xây dựng. Trước đây, mỗi dịp xuân về các bậc túc nho trong vùng về đây báo ơn, bình văn, đọc thơ và tổ chức lễ "cầu khoa" cầu cho con em trong vùng thành danh trên con đường khoa cử.
Đàn tế, bia đá Nguyễn Quỳnh (ông nội Nguyễn Du): Năm 1762, sau khi Nguyễn Nghiễm được phong Tể tướng, ông cùng em trai là Nguyễn Trọng lập đàn tế, dựng bia đá tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.
Mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Nguyễn Du lâm bệnh và mất tại Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820) thọ 55 tuổi. Phần mộ đặt tại tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1824, con là Nguyễn Ngũ và cháu là Nguyễn Thắng dời về cải táng trong vườn nhà tại xóm Tiền, thôn Lương Năng (nay là thôn Thuận Mỹ). Năm 1826, Nguyễn Ngũ dịch chuyển ra cạnh đó 500m, hai năm sau được chuyển ra khu nghĩa trang tại xứ Đồng Cùng thuộc thôn Tiền Giáp. Với dự án Tôn tạo khu di tích Nguyễn Du bằng nguồn vốn CTMTQG về văn hoá (1999 -2004), khu mộ đã được xây dựng, chỉnh trang lại như hiện nay.
Đền thờ, mộ Nguyễn Nghiễm (1708-1776): Nguyễn Nghiễm là con trai thứ hai của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh và là thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du. Ông là nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà sử học uyên bác và là người đứng đầu về con đường cử nghiệp, khoa bảng họ Nguyễn - Tiên Điền. Ông đậu tiến sỹ năm 1731, làm Tế tửu Quốc Tử Giám (1742), giữ chức Tể tướng (1762) và trong gần năm thập kỷ hoạt động trên chính trường Lê - Trịnh đã để lại nhiều trước tác có giá trị như: “Quân trung liện vịnh”, “Xuân đình tạp vịnh”, “Cổ lễ nhạc thi văn” và bài phú Nôm “Khổng Tử mộng Chu Công”... Đền thờ được xây dựng khi ông còn sống (sinh từ), thuộc thôn Bảo Kệ, xã Tiên Điền và nhân dân thường gọi đây là đền “Đức Đại vương hai”. Phần mộ ông hiện nằm tại thôn Tiên Thanh, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân.
Đền thờ Nguyễn Trọng (1710 - 1789), là chú ruột của Nguyễn Du, người giỏi về văn thơ, lý, số, y học. Đền thờ được xây dựng khi ông còn sống (sinh từ)) ở thôn Tiên Quang, xã Tiên Điền. Kiến trúc đơn giản, nội thất còn giữ lại nhiều đồ tế khí, hoành phi câu đối có giá trị. Trước đền thờ có voi, ngựa đá, tấm bia “Tích thiện gia” và trong khuôn viên còn có mộ phần của ông.
Khu lăng Văn Sự: Là khu mộ tổ đời thứ 3 của họ Nguyễn - Tiên Điền, gồm mộ Nguyễn Thể - bố Nguyễn Quỳnh; Thuật Hiên công Nguyễn Khản; Phương Trạch hầu Nguyễn Ổn; Chính thất Lê Quý Thị (vợ Phương Trạch hầu); Giới Hiên công Nguyễn Huệ và chính thất Nguyễn Quý Thị (vợ Nguyễn Huệ).
Không gian văn hóa Nguyễn Du: Xây dựng vào năm 2000, gồm Tượng đài, Thư viện Nguyễn Du, Hội trường; Nhà thờ, Nhà bảo tàng Nguyễn Du...
Hiện nay, mỗi năm Khu lưu niệm Nguyễn Du đón từ 1,8 đến 2 vạn lượt khách đến tham quan, trong đó có rất nhiều đoàn khách quốc tế, các chuyên gia, sinh viên các trường đại học đến tìm hiểu, nghiên cứu./. |
Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|