|
|
|
Trailer chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIỚI THIỆU VỀ BÀI BÁO “DÂN VẬN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. |
|
Friday, 23 September 2016 9:45 AM |
|
Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949 dưới bút danh X.Y.Z đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm được in trong Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232. |
Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ), đến dung lượng (chỉ 573 từ); được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong xúc tích, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo.
Tác phẩm chia thành bốn mục lớn, theo thứ tự từ I đến IV:
(1) Nước ta là nước dân chủ
(2) Dân vận là gì?
(3) Ai phụ trách dân vận?
(4). Dân vận phải thế nào?
I. Nước ta là nước dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất dân chủ của chế độ xã hội mới, đó là:
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng là lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập Dân tộc, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự làm chủ.
Cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu động lực của công tác quần chúng, là cái “chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết được mọi khó khăn.
II. Dân vận là gì?
- Người đưa ra khái niệm: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
- Người đưa ra quy trình công tác dân vận:
+ Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình.
+ Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được".
+ Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: "Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề cập tới.
III. Ai phụ trách dân vận?
Hồ Chí Minh chỉ rõ ai (lực lượng) làm công tác dân vận là: “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”.Như vậy, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh nói chung, trên các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận.
Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị - trước hết là của chính quyền. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân vận thuận lợi hơn.
IV. Dân vận phải thế nào?
Đây chính là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp dân vận với những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Người đúc kết thành 12 từ: Đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
- Óc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công tác dân vận.
Bác Hồ muốn khẳng định, công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả.
- Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Với sự nhạy cảm, tinh tế trong quan sát, kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tựợng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng, tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước để có cách giải pháp đúng đắn kịp thời đưa phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Ở điểm này, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải thường xuyên sâu sát cơ sở. Vì chỉ có sát cơ sở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấnđề. Theo đó, muốn vận động quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải “mục sở thị” được các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận.
- Tai nghe: Là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, theo Hồ Chí Minh cũng với “óc nghĩ”, “mắt trông”, người làm công tác dân vận còn phải đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe dân nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã hiểu gì, hiểu đến mức như thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu. Về bản thân, mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều chỉnh khi thực hiện công tác dân vận.
- Chân đi: Là yêu cầu gắn với cơ sở, một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đối với cán bộ dân vận, đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính, làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan. Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực luôn luôn hướng về cơ sở và gắn bó với cơ sở. Sinh thời, dù bận trăm công, nghìn việc nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nẩy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, người tuyệt đối không muốn “cờ rong, trống mở” xe đưa xe đón.Nhiều lần người đến thăm cơ sở nhưng không báo trước. người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ, thổi phồng thành tích dẫn tới lừa dân, hại dân, dối trên, lừa dưới của một số cán bộ mắc bệnh thành tích.
- Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là tuyên tuyền miệng, một hình thức tuyên truyền không thể thiếu của người làm công tác dân vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền, cổ động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng... Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền miệng phải đúng và phải khéo. Nói với với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh, hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính, lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu, quý mến.
- Tay làm: Là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu,làm gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Lời nói đi đôi với hành độnglà một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt của một vấn đề này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ dùi”. Người chỉ rõ “cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”.
Như vậy: “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách.
“Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại. Bác cũng nghiêm khắc phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”.Đây cũng thể hiện sự nhất quán trong tư tưởng và hành động thường ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận.
Cuối cùng, Người khẳng định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận:“Dân vận kém thì việc gì cũng kém”. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
* Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
- Đây có thể coi là “cương lĩnh dân vận” của Đảng cộng sản Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng. Thể hiện rất rõ tư tưởng trọng dân và tin dân, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lấy dân là đối tượng phục vụ và để phục vụ dân, Người luôn gần gũi với nhân dân để thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí và thực hành dân chủ.
- Quan trọng nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy trình và phương pháp dân vận:
+ Quy trình: Phải cho dân biết; Giải thích cho dân hiểu; Bày cách cho dân làm; Tiến hành kiểm tra, kiểm soát.
+ Phương pháp dân vận: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
- Là cở sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta đề ra các chủ trương, chính sách về công tác Dân vận. |
Nguồn: Sưu tầm |
|
Bài cùng chuyên mục |
- XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG 30/4/1975 - CON ĐƯỜNG SAI LẦM KHÔNG LỐI THOÁT CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.
- CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
GIỚI THIỆU VỀ BÀI BÁO “DÂN VẬN” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. |
|
Friday, 23 September 2016 9:45 AM |
|
Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949 dưới bút danh X.Y.Z đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm được in trong Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232. |
Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ), đến dung lượng (chỉ 573 từ); được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong xúc tích, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo.
Tác phẩm chia thành bốn mục lớn, theo thứ tự từ I đến IV:
(1) Nước ta là nước dân chủ
(2) Dân vận là gì?
(3) Ai phụ trách dân vận?
(4). Dân vận phải thế nào?
I. Nước ta là nước dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất dân chủ của chế độ xã hội mới, đó là:
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng là lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập Dân tộc, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự làm chủ.
Cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu động lực của công tác quần chúng, là cái “chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết được mọi khó khăn.
II. Dân vận là gì?
- Người đưa ra khái niệm: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
- Người đưa ra quy trình công tác dân vận:
+ Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình.
+ Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được".
+ Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: "Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề cập tới.
III. Ai phụ trách dân vận?
Hồ Chí Minh chỉ rõ ai (lực lượng) làm công tác dân vận là: “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”.Như vậy, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh nói chung, trên các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận.
Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị - trước hết là của chính quyền. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân vận thuận lợi hơn.
IV. Dân vận phải thế nào?
Đây chính là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp dân vận với những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Người đúc kết thành 12 từ: Đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
- Óc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công tác dân vận.
Bác Hồ muốn khẳng định, công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả.
- Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Với sự nhạy cảm, tinh tế trong quan sát, kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tựợng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng, tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước để có cách giải pháp đúng đắn kịp thời đưa phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Ở điểm này, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải thường xuyên sâu sát cơ sở. Vì chỉ có sát cơ sở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấnđề. Theo đó, muốn vận động quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải “mục sở thị” được các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận.
- Tai nghe: Là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, theo Hồ Chí Minh cũng với “óc nghĩ”, “mắt trông”, người làm công tác dân vận còn phải đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe dân nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã hiểu gì, hiểu đến mức như thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu. Về bản thân, mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều chỉnh khi thực hiện công tác dân vận.
- Chân đi: Là yêu cầu gắn với cơ sở, một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đối với cán bộ dân vận, đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính, làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan. Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực luôn luôn hướng về cơ sở và gắn bó với cơ sở. Sinh thời, dù bận trăm công, nghìn việc nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nẩy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, người tuyệt đối không muốn “cờ rong, trống mở” xe đưa xe đón.Nhiều lần người đến thăm cơ sở nhưng không báo trước. người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ, thổi phồng thành tích dẫn tới lừa dân, hại dân, dối trên, lừa dưới của một số cán bộ mắc bệnh thành tích.
- Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là tuyên tuyền miệng, một hình thức tuyên truyền không thể thiếu của người làm công tác dân vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền, cổ động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng... Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền miệng phải đúng và phải khéo. Nói với với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh, hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính, lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu, quý mến.
- Tay làm: Là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu,làm gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Lời nói đi đôi với hành độnglà một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt của một vấn đề này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ dùi”. Người chỉ rõ “cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”.
Như vậy: “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách.
“Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại. Bác cũng nghiêm khắc phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”.Đây cũng thể hiện sự nhất quán trong tư tưởng và hành động thường ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận.
Cuối cùng, Người khẳng định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận:“Dân vận kém thì việc gì cũng kém”. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
* Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
- Đây có thể coi là “cương lĩnh dân vận” của Đảng cộng sản Việt Nam có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng. Thể hiện rất rõ tư tưởng trọng dân và tin dân, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lấy dân là đối tượng phục vụ và để phục vụ dân, Người luôn gần gũi với nhân dân để thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí và thực hành dân chủ.
- Quan trọng nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy trình và phương pháp dân vận:
+ Quy trình: Phải cho dân biết; Giải thích cho dân hiểu; Bày cách cho dân làm; Tiến hành kiểm tra, kiểm soát.
+ Phương pháp dân vận: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
- Là cở sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta đề ra các chủ trương, chính sách về công tác Dân vận. |
Nguồn: Sưu tầm |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|