|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục |
|
Friday, 04 September 2020 10:25 AM |
|
(TG)-Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Học viện Quản lý Giáo dục phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức vào ngày 26/8 tại Hà Nội nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020). |
Các đồng chí chủ trì Hội thảo.
Chủ trì Hội thảo khoa học có GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Quyền Giám đốc - Tổng Biên tập, Chủ tịch Hội đồng Biên tập - Xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành; GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.
Hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục” nhằm tạo ra diễn đàn cho các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chia sẻ những quan điểm, tư tưởng và vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giáo dục và quản lý giáo dục.
Toàn cảnh Hội thảo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Trong hệ thống tư tưởng của Người, vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục được đề cập sâu sắc và có giá trị thực tiễn lâu bền. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho công tác giáo dục, xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu"; thực hiện "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục"; triển khai "giáo dục cho mọi người", "cả nước thành một xã hội học tập" ...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Quyền Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành nhấn mạnh: Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra nhiều thời cơ và cả những thách thức cho đất nước nói chung và cho ngành Giáo dục nói riêng.
Điều này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo là động lực lớn để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục vào thực tiễn tổ chức, xây dựng nền giáo dục Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa vừa cấp thiết vừa lâu dài.
Đồng chí Phạm Chí Thành phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 bài viết của các tác giả là các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở nhiều cơ quan, đơn vị học viện, nhà trường. Mỗi bài viết nghiên cứu về một vấn đề khác nhau dưới các góc độ khác nhau, nhưng tựu trung lại là các vấn đề nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý giáo dục và việc vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn công tác quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay.
Các tham luận trình bày tại hội thảo đã nêu lên những vấn đề bức thiết trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý giáo dục; thể hiện ở những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Có như vậy, mới thực hiện đúng và có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam.
Thứ hai, đề cao đổi mới nội dung giáo dục.
Thứ ba, đề cao giải pháp giáo dục toàn diện, gồm các mặt như: trí, đức, thể, mỹ, vốn là nội dung giáo dục của nhiều quốc gia, dân tộc ta từ xư đến nay. Cần thay đổi quan niệm cũ về lao động trí óc và lao động chân tay vốn đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều tầng lớp nhân dân ta. Trong mục tiêu giáo dục, đức và tài vẫn luôn được xem là nội dung cơ bản.
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS Phạm Quang Trung nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục là hệ thống quan điểm phong phú, sâu sắc và toàn diện; đã định hướng cho nền giáo dục Việt Nam phát triển suốt hơn nửa thế kỷ qua, đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, hoàn thành mục tiêu mở mang dân trí, đào tạo ra thế hệ công dân tốt, cán bộ tốt thừa kế xứng đáng sự nghiệp cách mạng, làm cho đất nước giàu mạnh và văn minh.
GS.TS Phạm Quang Trung tham luận tại Hội thảo.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến vai trò của giáo dục, cách thức, phương pháp, nội dung giáo dục mà Người còn quan tâm đến kết quả của quản lý giáo dục. Nói cách khác, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gắn quản lý giáo dục với xây dựng con người Việt Nam toàn diện, vừa có tri thức chuyên môn giỏi, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, vừa có tâm hồn – tức là người có đạo đức và nhân văn”. - GS.TS Phạm Quang Trung bày tỏ.
Ở một khía cạnh khác, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, một người thầy vĩ đại là người thầy có thể truyền cảm hứng cho học sinh của mình và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người thầy vĩ đại nhất trong nền giáo dục của Việt Nam. Di sản Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục thể hiện trong một chỉnh thể, thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Là một nhà giáo dục lỗi lạc, Bác Hồ chính là bậc thầy về phương pháp và một mẫu mực về văn hóa ứng xử. Nổi bật và nổi trội trong di sản Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục là đạo đức và thực hành đạo đức. Đây là nền tảng và hướng đích của giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ em.
Thu Hằng
|
Nguồn: http://www.tuyengiao.vn |
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục |
|
Friday, 04 September 2020 10:25 AM |
|
(TG)-Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Học viện Quản lý Giáo dục phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức vào ngày 26/8 tại Hà Nội nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020). |
Các đồng chí chủ trì Hội thảo.
Chủ trì Hội thảo khoa học có GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Quyền Giám đốc - Tổng Biên tập, Chủ tịch Hội đồng Biên tập - Xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành; GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.
Hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục” nhằm tạo ra diễn đàn cho các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chia sẻ những quan điểm, tư tưởng và vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giáo dục và quản lý giáo dục.
Toàn cảnh Hội thảo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Trong hệ thống tư tưởng của Người, vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục được đề cập sâu sắc và có giá trị thực tiễn lâu bền. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho công tác giáo dục, xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu"; thực hiện "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục"; triển khai "giáo dục cho mọi người", "cả nước thành một xã hội học tập" ...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Quyền Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành nhấn mạnh: Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra nhiều thời cơ và cả những thách thức cho đất nước nói chung và cho ngành Giáo dục nói riêng.
Điều này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo là động lực lớn để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục vào thực tiễn tổ chức, xây dựng nền giáo dục Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa vừa cấp thiết vừa lâu dài.
Đồng chí Phạm Chí Thành phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 bài viết của các tác giả là các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở nhiều cơ quan, đơn vị học viện, nhà trường. Mỗi bài viết nghiên cứu về một vấn đề khác nhau dưới các góc độ khác nhau, nhưng tựu trung lại là các vấn đề nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý giáo dục và việc vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn công tác quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay.
Các tham luận trình bày tại hội thảo đã nêu lên những vấn đề bức thiết trong đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý giáo dục; thể hiện ở những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Có như vậy, mới thực hiện đúng và có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam.
Thứ hai, đề cao đổi mới nội dung giáo dục.
Thứ ba, đề cao giải pháp giáo dục toàn diện, gồm các mặt như: trí, đức, thể, mỹ, vốn là nội dung giáo dục của nhiều quốc gia, dân tộc ta từ xư đến nay. Cần thay đổi quan niệm cũ về lao động trí óc và lao động chân tay vốn đã ăn sâu vào tâm lý của nhiều tầng lớp nhân dân ta. Trong mục tiêu giáo dục, đức và tài vẫn luôn được xem là nội dung cơ bản.
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS Phạm Quang Trung nhấn mạnh, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục là hệ thống quan điểm phong phú, sâu sắc và toàn diện; đã định hướng cho nền giáo dục Việt Nam phát triển suốt hơn nửa thế kỷ qua, đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, hoàn thành mục tiêu mở mang dân trí, đào tạo ra thế hệ công dân tốt, cán bộ tốt thừa kế xứng đáng sự nghiệp cách mạng, làm cho đất nước giàu mạnh và văn minh.
GS.TS Phạm Quang Trung tham luận tại Hội thảo.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến vai trò của giáo dục, cách thức, phương pháp, nội dung giáo dục mà Người còn quan tâm đến kết quả của quản lý giáo dục. Nói cách khác, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gắn quản lý giáo dục với xây dựng con người Việt Nam toàn diện, vừa có tri thức chuyên môn giỏi, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, vừa có tâm hồn – tức là người có đạo đức và nhân văn”. - GS.TS Phạm Quang Trung bày tỏ.
Ở một khía cạnh khác, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, một người thầy vĩ đại là người thầy có thể truyền cảm hứng cho học sinh của mình và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người thầy vĩ đại nhất trong nền giáo dục của Việt Nam. Di sản Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục thể hiện trong một chỉnh thể, thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Là một nhà giáo dục lỗi lạc, Bác Hồ chính là bậc thầy về phương pháp và một mẫu mực về văn hóa ứng xử. Nổi bật và nổi trội trong di sản Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục là đạo đức và thực hành đạo đức. Đây là nền tảng và hướng đích của giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ em.
Thu Hằng
|
Nguồn: http://www.tuyengiao.vn |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|