|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân - nội dung cốt lõi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
Tuesday, 06 October 2020 7:36 AM |
|
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò là chủ, làm chủ của Nhân dân, vì vậy trong tư tưởng của Người, nhà nước phải là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; phải phục vụ Nhân dân. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Khẳng định về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc là chính đáng, mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm tư duy sâu sắc, vượt gộp khi trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”1; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”2. Với lập luận này, Người đi đến khẳng định: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”3. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam đều có những quyền chính đáng ấy, không ai có thể tước đoạt được và nếu bị tước đoạt, cả dân tộc sẽ kiên cường, đoàn kết, kiên trì chiến đấu để giành lại và quyết tâm bảo vệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, quyền con người không chỉ là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà còn là quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân, xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo… Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 do Người làm Trưởng ban Ban soạn thảo, đã thể hiện đầy đủ tinh thần ấy, ghi nhận các quyền con người và quyền công dân. Theo Người, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; nhà nước phục vụ Nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực của nhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Nguyên tắc đó được tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và hoàn thiện, phát triển sâu sắc hơn ở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2)4. Và Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục thể hiện sâu sắc hơn tinh thần này.
Bộ máy nhà nước là do Nhân dân lựa chọn, lập ra và ủy quyền, giao quyền nhằm thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Vì vậy, Nhân dân mới là chủ đích thực của mọi quyền lực nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng, mà là công bộc của Nhân dân, là đầy tớ của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”5. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn trăn trở: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”6. Người chỉ rõ, nhà nước phải có các thiết chế dân chủ để Nhân dân thực sự làm chủ và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, phải luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và thấm nhuần phương châm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”7. Người yêu cầu cán bộ, công chức nhà nước phải là: “Những người tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng…; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn…; những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật”8.
Nhà nước chỉ được Nhân dân ủy quyền, giao quyền thực hiện quyền lực của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để Nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu xứng đáng thay mặt mình gánh vác việc nước. Theo Người: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân... Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”9. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, những việc quan trọng Nhà nước phải đưa ra để lấy ý kiến của Nhân dân. Điều thứ 32 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”. Thực chất đây là phương thức “trưng cầu ý dân” - một hình thức dân chủ trực tiếp của nhà nước pháp quyền hiện đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu từ khi nước nhà mới giành được độc lập.
Người còn nhấn mạnh rằng, nhà nước luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát, định đoạt của Nhân dân. Nhân dân có quyền xây dựng, phê bình, giúp đỡ nhà nước. Quyết định gì của nhà nước mà nhân dân cho là không phù hợp, nhà nước phải sửa đổi hoặc hủy bỏ. Phải dựa vào Nhân dân mà hoàn thiện cán bộ và tổ chức của nhà nước. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho”10. Quyền lực nhà nước là quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu mà mình đã bầu ra “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”11.
Người khẳng định: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”12. Người chỉ rõ: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”13. Người nhấn mạnh muốn kiểm soát “phải có hệ thống, phải thường làm…”, “người kiểm soát phải là những người rất có uy tín” và “không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, “kết hợp kiểm soát “từ dưới lên” và “từ trên xuống”14.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, gốc rễ của nhà nước pháp quyền là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Nhân dân là nguồn gốc sức mạnh, là nguồn trí tuệ, sáng kiến vô tận giúp nhà nước hoàn thành chức trách, nhiệm vụ do Nhân dân ủy quyền, giao quyền. Người chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước chứng tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”, “không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng làm không xong...”15.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước luôn tôn trọng, lắng nghe và học hỏi Nhân dân, gần Nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, ý chí của Nhân dân, tìm cách khơi nguồn, bồi dưỡng và nâng cao sức dân. Nhà nước ta là để phục vụ Nhân dân, nhà nước kiến tạo thực hiện vai trò người cầm lái, người tổ chức để Nhân dân bằng trí tuệ và sức mạnh vô địch của mình giải quyết các vấn đề của chính Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân là quan hệ máu thịt: “dân như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân... Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động”. “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là sự kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước dân chủ kiểu mới với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm của nhân loại và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta là nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của Nhân dân. Người chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Tám thành công, ta lập ra Chính phủ mới với pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân”16. Nhân dân trực tiếp tham gia góp ý xây dựng Hiến pháp và các đạo luật. Pháp luật phải xuất phát từ sáng kiến của Nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đoàn thể và mọi tầng lớp Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm làm thế nào để bảo đảm sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật, có như vậy pháp luật mới thực sự là của Nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Nhân dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình, còn công dân phải làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, nhất là nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm nếu không làm tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”17. Người chỉ rõ: Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiết thực, phù hợp, đáp ứng lợi ích của quần chúng nhân dân, “chính sách của Chính phủ đối với quần chúng... phải phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc”18. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”19.
2. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ngày càng được định hình.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Từ yêu cầu thượng tôn Hiến pháp, hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của Nhân dân. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp, nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, bảo đảm nước ta có hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện, đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Ý chí, nguyện vọng, lợi ích, ý kiến của các tầng lớp Nhân dân là cơ sở có tính quyết định để xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật. Khi pháp luật được ban hành, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý để Nhân dân thấu hiểu và pháp luật được triển khai thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Qua thực tiễn kiểm nghiệm, cần thường xuyên tổng kết thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm bất cập, thiếu sót, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời.
Có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và có chế tài mạnh để xử lý tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền lực được Nhân dân ủy quyền, giao quyền, nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân, cho nhóm lợi ích của mình; phải bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và việc thực thi quyền lực nhà nước phải được kiểm soát bởi Nhân dân; không có tổ chức, cá nhân nào không bị kiểm soát, nhất là sự kiểm soát của Nhân dân; bảo đảm mọi sự lợi dụng, lạm dụng quyền lực để trục lợi đều phải xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm. Do vậy, yêu cầu phải tăng cường dân chủ và có cơ chế bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, để Nhân dân có thể thực hiện được việc kiểm soát quyền lực nhà nước, tránh để tình trạng người dân thờ ơ và dân chủ hình thức; rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật, không để tình trạng pháp luật không có giá trị thực thi; xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực, có phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền tuy không phải là vấn đề mới, tư tưởng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay vẫn là một vấn đề mang tính thời sự. Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945 - 02/9/2020), chúng ta càng biết ơn sâu sắc những đóng góp của Người cho sự nghiệp cách mạng, cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc,
Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
Theo Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước
Đức Lâm (st)
Ghi chú:
1, 2, 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.1, tr.1, tr.1.
4. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/trong-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-tat-ca-quyen-luc-nha-nuoc-thuoc-ve-nhan-dan-589314/
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, https://tcnn.vn/news/detail/5555/Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_nha_nuoc_phap_quyenall.html
6, 7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, https://tcnn.vn/news/detail/6423/Chu_tich_Ho_Chi_Minh_dat_nen_mong_tu_tuong_xay_dung_nha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu_nghia_cua_nhan_dan_all.html
8, 13, 14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1994, tr.315, tr. 327, tr. 327.
9, 18. Sđd, tập 4, tr.153, tr.258.
10, 11, 12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1995, tr.579-597, tr.368, tr.282.
15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.292.
16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.1994, tr.262.
17. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.518.
19. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 15, tr.622. |
Nguồn: Báo Điện tử Ninh Thuận |
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân - nội dung cốt lõi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
Tuesday, 06 October 2020 7:36 AM |
|
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò là chủ, làm chủ của Nhân dân, vì vậy trong tư tưởng của Người, nhà nước phải là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; phải phục vụ Nhân dân. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Khẳng định về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc là chính đáng, mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm tư duy sâu sắc, vượt gộp khi trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”1; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”2. Với lập luận này, Người đi đến khẳng định: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”3. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam đều có những quyền chính đáng ấy, không ai có thể tước đoạt được và nếu bị tước đoạt, cả dân tộc sẽ kiên cường, đoàn kết, kiên trì chiến đấu để giành lại và quyết tâm bảo vệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, quyền con người không chỉ là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà còn là quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân, xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo… Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 do Người làm Trưởng ban Ban soạn thảo, đã thể hiện đầy đủ tinh thần ấy, ghi nhận các quyền con người và quyền công dân. Theo Người, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; nhà nước phục vụ Nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực của nhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân. Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Nguyên tắc đó được tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và hoàn thiện, phát triển sâu sắc hơn ở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2)4. Và Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục thể hiện sâu sắc hơn tinh thần này.
Bộ máy nhà nước là do Nhân dân lựa chọn, lập ra và ủy quyền, giao quyền nhằm thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Vì vậy, Nhân dân mới là chủ đích thực của mọi quyền lực nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng, mà là công bộc của Nhân dân, là đầy tớ của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”5. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, đồng thời có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn trăn trở: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”6. Người chỉ rõ, nhà nước phải có các thiết chế dân chủ để Nhân dân thực sự làm chủ và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, phải luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và thấm nhuần phương châm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”7. Người yêu cầu cán bộ, công chức nhà nước phải là: “Những người tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng…; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn…; những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật”8.
Nhà nước chỉ được Nhân dân ủy quyền, giao quyền thực hiện quyền lực của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để Nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu xứng đáng thay mặt mình gánh vác việc nước. Theo Người: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân... Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”9. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, những việc quan trọng Nhà nước phải đưa ra để lấy ý kiến của Nhân dân. Điều thứ 32 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”. Thực chất đây là phương thức “trưng cầu ý dân” - một hình thức dân chủ trực tiếp của nhà nước pháp quyền hiện đại mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu từ khi nước nhà mới giành được độc lập.
Người còn nhấn mạnh rằng, nhà nước luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát, định đoạt của Nhân dân. Nhân dân có quyền xây dựng, phê bình, giúp đỡ nhà nước. Quyết định gì của nhà nước mà nhân dân cho là không phù hợp, nhà nước phải sửa đổi hoặc hủy bỏ. Phải dựa vào Nhân dân mà hoàn thiện cán bộ và tổ chức của nhà nước. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho”10. Quyền lực nhà nước là quyền lực của Nhân dân, do Nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu mà mình đã bầu ra “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”11.
Người khẳng định: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”12. Người chỉ rõ: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”13. Người nhấn mạnh muốn kiểm soát “phải có hệ thống, phải thường làm…”, “người kiểm soát phải là những người rất có uy tín” và “không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, “kết hợp kiểm soát “từ dưới lên” và “từ trên xuống”14.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, gốc rễ của nhà nước pháp quyền là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Nhân dân là nguồn gốc sức mạnh, là nguồn trí tuệ, sáng kiến vô tận giúp nhà nước hoàn thành chức trách, nhiệm vụ do Nhân dân ủy quyền, giao quyền. Người chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước chứng tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”, “không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng làm không xong...”15.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước luôn tôn trọng, lắng nghe và học hỏi Nhân dân, gần Nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, ý chí của Nhân dân, tìm cách khơi nguồn, bồi dưỡng và nâng cao sức dân. Nhà nước ta là để phục vụ Nhân dân, nhà nước kiến tạo thực hiện vai trò người cầm lái, người tổ chức để Nhân dân bằng trí tuệ và sức mạnh vô địch của mình giải quyết các vấn đề của chính Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân là quan hệ máu thịt: “dân như nước mình như cá”; phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân... Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động”. “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là sự kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước dân chủ kiểu mới với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm của nhân loại và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta là nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của Nhân dân. Người chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Tám thành công, ta lập ra Chính phủ mới với pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân”16. Nhân dân trực tiếp tham gia góp ý xây dựng Hiến pháp và các đạo luật. Pháp luật phải xuất phát từ sáng kiến của Nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đoàn thể và mọi tầng lớp Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm làm thế nào để bảo đảm sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật, có như vậy pháp luật mới thực sự là của Nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Nhân dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình, còn công dân phải làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, nhất là nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm nếu không làm tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”17. Người chỉ rõ: Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiết thực, phù hợp, đáp ứng lợi ích của quần chúng nhân dân, “chính sách của Chính phủ đối với quần chúng... phải phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc”18. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”19.
2. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ngày càng được định hình.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Từ yêu cầu thượng tôn Hiến pháp, hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của Nhân dân. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp, nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, bảo đảm nước ta có hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện, đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Ý chí, nguyện vọng, lợi ích, ý kiến của các tầng lớp Nhân dân là cơ sở có tính quyết định để xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật. Khi pháp luật được ban hành, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý để Nhân dân thấu hiểu và pháp luật được triển khai thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Qua thực tiễn kiểm nghiệm, cần thường xuyên tổng kết thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm bất cập, thiếu sót, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời.
Có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và có chế tài mạnh để xử lý tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền lực được Nhân dân ủy quyền, giao quyền, nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân, cho nhóm lợi ích của mình; phải bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và việc thực thi quyền lực nhà nước phải được kiểm soát bởi Nhân dân; không có tổ chức, cá nhân nào không bị kiểm soát, nhất là sự kiểm soát của Nhân dân; bảo đảm mọi sự lợi dụng, lạm dụng quyền lực để trục lợi đều phải xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm. Do vậy, yêu cầu phải tăng cường dân chủ và có cơ chế bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, để Nhân dân có thể thực hiện được việc kiểm soát quyền lực nhà nước, tránh để tình trạng người dân thờ ơ và dân chủ hình thức; rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật, không để tình trạng pháp luật không có giá trị thực thi; xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực, có phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền tuy không phải là vấn đề mới, tư tưởng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay vẫn là một vấn đề mang tính thời sự. Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945 - 02/9/2020), chúng ta càng biết ơn sâu sắc những đóng góp của Người cho sự nghiệp cách mạng, cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc,
Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
Theo Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước
Đức Lâm (st)
Ghi chú:
1, 2, 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.1, tr.1, tr.1.
4. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/trong-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-tat-ca-quyen-luc-nha-nuoc-thuoc-ve-nhan-dan-589314/
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, https://tcnn.vn/news/detail/5555/Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_nha_nuoc_phap_quyenall.html
6, 7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, https://tcnn.vn/news/detail/6423/Chu_tich_Ho_Chi_Minh_dat_nen_mong_tu_tuong_xay_dung_nha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu_nghia_cua_nhan_dan_all.html
8, 13, 14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1994, tr.315, tr. 327, tr. 327.
9, 18. Sđd, tập 4, tr.153, tr.258.
10, 11, 12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1995, tr.579-597, tr.368, tr.282.
15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.292.
16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.1994, tr.262.
17. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.518.
19. Hồ Chí Minh, Sđd, tập 15, tr.622. |
Nguồn: Báo Điện tử Ninh Thuận |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|