|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
"Dựa cột mà nghe!" |
|
Friday, 18 June 2021 9:00 AM |
|
Đất nước chúng ta còn khó khăn, Đảng, Nhà nước đã và đang cố gắng nhưng cần sự chung tay, góp sức bằng tấm lòng và trái tim của cả cộng đồng, xã hội... Mỗi đóng góp đều có ý nghĩa cho sự an toàn hơn của bản thân, gia đình chúng ta, cho cộng đồng và cả xã hội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 tại Hà Nội, tối 5/6. |
Cụ Vũ Thị Viêng (90 tuổi, ở thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tận tay trao số tiền 25 triệu đồng, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang ủng hộ cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 do Chính phủ vừa phát động. (Ảnh: qdnd.vn)
NHỮNG THÔNG TIN LỆCH LẠC, XUYÊN TẠC
Lý do thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rất rõ trong bài phát biểu của mình và người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế hiểu về Việt Nam đều nắm rõ. Vậy mà một số tờ báo nước ngoài lại đăng tin khiến người đọc có thể nghĩ sai về một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tờ The Korea Times ở Hàn Quốc viện dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng quỹ vaccine đẩy một số tập đoàn, công ty của nước này đang hoạt động ở Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Trong khi đó, với ngôn từ chua ngoa, thiếu hiểu biết, tờ The Sun ở Anh thì lu loa rằng Việt Nam gửi tin nhắn “xin” người dân góp tiền mua vaccine. Đó là những thông tin hoàn toàn lệch lạc, xúc phạm tới nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.
Người Việt Nam có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”.
Việt Nam có gây khó cho doanh nghiệp nước ngoài khi thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 hay không? Xin khẳng định là không! Chẳng những thế, Việt Nam còn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ để các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt qua khó khăn.
Nên nhớ rằng, theo Quyết định số 1210/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 9/2/2021, có 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 ngay khi vaccine về Việt Nam thì các công nhân thuộc nhóm đối tượng ở cuối (thứ 11 - người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ). Trong khi nhiều đối tượng ở nhóm cao hơn như cán bộ quản lý, phóng viên, bộ đội, công an... rất nhiều người còn chưa được tiêm vaccine, song với quan điểm “bảo vệ thành trì của sản xuất”, ngay cả các doanh nghiệp không (hay chưa) tham gia quỹ vaccine, Việt Nam vẫn rất quan tâm, chủ động tiêm vaccine cho công nhân trong vùng dịch nguy hiểm. Từ ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tiêm vaccine cho 600 công nhân trong tổng số hơn 3.000 cán bộ, công nhân Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) được ưu tiên tiêm vaccine đợt đầu. Ngay sau đó, từ ngày 1/6, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 15.000 công nhân, người lao động tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam - một công ty FDI của Hàn Quốc. Các báo Việt Nam cũng đăng tin rộng rãi rằng, theo kế hoạch ban đầu, tỉnh Bắc Ninh được phân cấp 28.000 liều vaccine, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đồng thời để bảo đảm thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiêm vaccine cho công nhân và người lao động của các khu công nghiệp. Riêng Bắc Ninh đã được Bộ Y tế cấp bổ sung lên thành 150.000 liều vaccine, trong đó có 90.000 liều dành cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Như vậy, chưa cần nhờ đến sự đóng góp của các tập đoàn nước ngoài, Việt Nam đã sớm chủ động điều chỉnh chiến lược tiêm vaccine cho đối tượng là công nhân và người lao động ở các khu công nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI cũng chẳng cần phải băn khoăn “tiến thoái lưỡng nan” nghĩ rằng nếu không đóng góp thì công nhân của họ không được tiêm vaccine hoặc họ bị gây khó dễ. Việc chủ động tiêm cho công nhân và người lao động trước khi Lễ phát động Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 diễn ra (5/6) là minh chứng rõ ràng.
TRUYỀN THỐNG CAO ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Việc thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị để huy động nguồn lực xã hội thực hiện công tác phòng, chống dịch. Ngay từ những ngày đầu, Việt Nam đã chủ trương “chống dịch như chống giặc”. Nói đến “đánh giặc” hay “chống giặc” ở đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam thì ai cũng hiểu tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” hay “xe chưa qua, nhà không tiếc”... Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn...”. Trong các cuộc kháng chiến, người dân Việt Nam đồng lòng, tự nguyện đóng góp vào “hũ gạo kháng chiến”, "tuần lễ vàng"... thì thời bình ngày nay, tinh thần ấy vẫn tiếp tục được phát huy. Hằng năm, rất nhiều loại quỹ được mọi tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp, ủng hộ. Mỗi khi có thiên tai, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” lại được nhân lên gấp bội.
Trở lại chuyện tờ báo của Anh đăng tin thất thiệt. Trong thời đại công nghệ thông tin, truyền thông phát triển như hiện nay, việc một chính phủ hay các tổ chức gửi tin nhắn tới người dân đã trở nên quá bình thường. Việt Nam có mô hình chống dịch COVID-19 thành công và được nhiều cơ quan báo chí quốc tế lớn đăng tin cũng một phần nhờ người dân được nhắc nhở chấp hành khuyến cáo “5K” qua tin nhắn và nhạc chờ điện thoại. Các tin nhắn nhắc công dân đi bầu cử, thực hiện dân chủ, quyền công dân hay các tin nhắn cảnh báo đề phòng lừa đảo trên mạng... vẫn được gửi tới mọi người dân khi cần. Do vậy, việc gửi thông điệp “5K + vaccine + công nghệ” hay kêu gọi đồng bào tự nguyện đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 dịp này vừa có ý nghĩa nhắc nhở người dân về cuộc chiến "chống giặc" COVID-19 để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine, đồng thời thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam. Có lẽ, nếu xem trực tiếp hình ảnh những học sinh tiết kiệm tiền ăn sáng, các cụ già dành dụm lương hưu, những phụ nữ tiết kiệm tiền chi tiêu... để đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 trong ngày ra mắt quỹ sẽ khiến các phóng viên nước ngoài hiểu đúng về Việt Nam.
BÀI HỌC ĐƯỢC NÊU TRONG VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG VÀ BÁO CHÍ QUỐC TẾ
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra một bài học quý giá được nêu trong văn kiện đại hội: “Từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19, muốn thành công phải khơi dậy được tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hành động, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và phát huy mạnh mẽ "thế trận lòng dân", an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và các giá trị văn hóa dân tộc ta”.
Chúng ta hẳn có nhớ, năm ngoái, tờ The New York Times của Mỹ trong bài viết có tựa đề “Việt Nam-điều thần kỳ mới của châu Á?" đã nhận xét rất đúng rằng một trong những "chìa khóa thành công" của Việt Nam là tinh thần “chống dịch như chống giặc” được thể hiện qua những nỗ lực, giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tinh thần đoàn kết dân tộc... Tờ báo này còn nhấn mạnh, nhắc lại việc người dân Việt Nam đã “thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19!”. Trong lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ ngày 31/3/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: "Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội”.
Reuters, hãng truyền thông quốc tế lớn, khi đưa tin về Đại hội XIII cũng đồng quan điểm đó và nhấn mạnh, với việc Việt Nam ngăn chặn được COVID-19, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ phát huy vai trò là một trung tâm sản xuất chủ chốt của các tập đoàn toàn cầu như: Samsung, Foxconn và Intel... Rõ ràng là với việc tích cực hỗ trợ các con “sếu đầu đàn” của nền kinh tế trong các chiến dịch tiêm vaccine hiện nay, một lần nữa khẳng định sự nhất quán trong chính sách, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ai đó cho rằng, chỉ vì quỹ vaccine mà gây khó cho doanh nghiệp nước ngoài quả thật chẳng những nói sai sự thật mà còn thấy cây mà chẳng thấy rừng!
Đại dịch COVID-19 là một trận chiến cam go mà người dân Việt Nam và nhiều nước khác phải đối mặt. Thế nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tinh thần đoàn kết xung quanh Đảng và Nhà nước của người dân Việt Nam là một truyền thống quý báu, sẽ tạo nên sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tinh thần ấy đã giúp Việt Nam làm nên kỳ tích chống chọi với đại dịch Covid-19 trong suốt hơn một năm qua với số ca nhiễm thấp và vẫn tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và kéo dài nên việc thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Quỹ nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên nguyên tắc bảo đảm sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp.
“Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim”, như Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19. Đó là sự nhân ái Việt Nam, đoàn kết Việt Nam, niềm tin Việt Nam mà những ai không biết hoặc cố tình hiểu sai, xuyên tạc thì nên "dựa cột mà nghe"!./.
Nguyễn Ngọc Hưng (qdnd.vn)
|
Nguồn: Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương |
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
"Dựa cột mà nghe!" |
|
Friday, 18 June 2021 9:00 AM |
|
Đất nước chúng ta còn khó khăn, Đảng, Nhà nước đã và đang cố gắng nhưng cần sự chung tay, góp sức bằng tấm lòng và trái tim của cả cộng đồng, xã hội... Mỗi đóng góp đều có ý nghĩa cho sự an toàn hơn của bản thân, gia đình chúng ta, cho cộng đồng và cả xã hội”, Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 tại Hà Nội, tối 5/6. |
Cụ Vũ Thị Viêng (90 tuổi, ở thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tận tay trao số tiền 25 triệu đồng, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang ủng hộ cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 do Chính phủ vừa phát động. (Ảnh: qdnd.vn)
NHỮNG THÔNG TIN LỆCH LẠC, XUYÊN TẠC
Lý do thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rất rõ trong bài phát biểu của mình và người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế hiểu về Việt Nam đều nắm rõ. Vậy mà một số tờ báo nước ngoài lại đăng tin khiến người đọc có thể nghĩ sai về một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tờ The Korea Times ở Hàn Quốc viện dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng quỹ vaccine đẩy một số tập đoàn, công ty của nước này đang hoạt động ở Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Trong khi đó, với ngôn từ chua ngoa, thiếu hiểu biết, tờ The Sun ở Anh thì lu loa rằng Việt Nam gửi tin nhắn “xin” người dân góp tiền mua vaccine. Đó là những thông tin hoàn toàn lệch lạc, xúc phạm tới nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.
Người Việt Nam có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”.
Việt Nam có gây khó cho doanh nghiệp nước ngoài khi thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 hay không? Xin khẳng định là không! Chẳng những thế, Việt Nam còn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ để các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt qua khó khăn.
Nên nhớ rằng, theo Quyết định số 1210/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 9/2/2021, có 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 ngay khi vaccine về Việt Nam thì các công nhân thuộc nhóm đối tượng ở cuối (thứ 11 - người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ). Trong khi nhiều đối tượng ở nhóm cao hơn như cán bộ quản lý, phóng viên, bộ đội, công an... rất nhiều người còn chưa được tiêm vaccine, song với quan điểm “bảo vệ thành trì của sản xuất”, ngay cả các doanh nghiệp không (hay chưa) tham gia quỹ vaccine, Việt Nam vẫn rất quan tâm, chủ động tiêm vaccine cho công nhân trong vùng dịch nguy hiểm. Từ ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tiêm vaccine cho 600 công nhân trong tổng số hơn 3.000 cán bộ, công nhân Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) được ưu tiên tiêm vaccine đợt đầu. Ngay sau đó, từ ngày 1/6, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 15.000 công nhân, người lao động tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam - một công ty FDI của Hàn Quốc. Các báo Việt Nam cũng đăng tin rộng rãi rằng, theo kế hoạch ban đầu, tỉnh Bắc Ninh được phân cấp 28.000 liều vaccine, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đồng thời để bảo đảm thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiêm vaccine cho công nhân và người lao động của các khu công nghiệp. Riêng Bắc Ninh đã được Bộ Y tế cấp bổ sung lên thành 150.000 liều vaccine, trong đó có 90.000 liều dành cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Như vậy, chưa cần nhờ đến sự đóng góp của các tập đoàn nước ngoài, Việt Nam đã sớm chủ động điều chỉnh chiến lược tiêm vaccine cho đối tượng là công nhân và người lao động ở các khu công nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI cũng chẳng cần phải băn khoăn “tiến thoái lưỡng nan” nghĩ rằng nếu không đóng góp thì công nhân của họ không được tiêm vaccine hoặc họ bị gây khó dễ. Việc chủ động tiêm cho công nhân và người lao động trước khi Lễ phát động Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 diễn ra (5/6) là minh chứng rõ ràng.
TRUYỀN THỐNG CAO ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Việc thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị để huy động nguồn lực xã hội thực hiện công tác phòng, chống dịch. Ngay từ những ngày đầu, Việt Nam đã chủ trương “chống dịch như chống giặc”. Nói đến “đánh giặc” hay “chống giặc” ở đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam thì ai cũng hiểu tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” hay “xe chưa qua, nhà không tiếc”... Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn...”. Trong các cuộc kháng chiến, người dân Việt Nam đồng lòng, tự nguyện đóng góp vào “hũ gạo kháng chiến”, "tuần lễ vàng"... thì thời bình ngày nay, tinh thần ấy vẫn tiếp tục được phát huy. Hằng năm, rất nhiều loại quỹ được mọi tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp, ủng hộ. Mỗi khi có thiên tai, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” lại được nhân lên gấp bội.
Trở lại chuyện tờ báo của Anh đăng tin thất thiệt. Trong thời đại công nghệ thông tin, truyền thông phát triển như hiện nay, việc một chính phủ hay các tổ chức gửi tin nhắn tới người dân đã trở nên quá bình thường. Việt Nam có mô hình chống dịch COVID-19 thành công và được nhiều cơ quan báo chí quốc tế lớn đăng tin cũng một phần nhờ người dân được nhắc nhở chấp hành khuyến cáo “5K” qua tin nhắn và nhạc chờ điện thoại. Các tin nhắn nhắc công dân đi bầu cử, thực hiện dân chủ, quyền công dân hay các tin nhắn cảnh báo đề phòng lừa đảo trên mạng... vẫn được gửi tới mọi người dân khi cần. Do vậy, việc gửi thông điệp “5K + vaccine + công nghệ” hay kêu gọi đồng bào tự nguyện đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 dịp này vừa có ý nghĩa nhắc nhở người dân về cuộc chiến "chống giặc" COVID-19 để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine, đồng thời thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam. Có lẽ, nếu xem trực tiếp hình ảnh những học sinh tiết kiệm tiền ăn sáng, các cụ già dành dụm lương hưu, những phụ nữ tiết kiệm tiền chi tiêu... để đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 trong ngày ra mắt quỹ sẽ khiến các phóng viên nước ngoài hiểu đúng về Việt Nam.
BÀI HỌC ĐƯỢC NÊU TRONG VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG VÀ BÁO CHÍ QUỐC TẾ
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra một bài học quý giá được nêu trong văn kiện đại hội: “Từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19, muốn thành công phải khơi dậy được tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hành động, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và phát huy mạnh mẽ "thế trận lòng dân", an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và các giá trị văn hóa dân tộc ta”.
Chúng ta hẳn có nhớ, năm ngoái, tờ The New York Times của Mỹ trong bài viết có tựa đề “Việt Nam-điều thần kỳ mới của châu Á?" đã nhận xét rất đúng rằng một trong những "chìa khóa thành công" của Việt Nam là tinh thần “chống dịch như chống giặc” được thể hiện qua những nỗ lực, giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tinh thần đoàn kết dân tộc... Tờ báo này còn nhấn mạnh, nhắc lại việc người dân Việt Nam đã “thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19!”. Trong lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ ngày 31/3/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: "Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội”.
Reuters, hãng truyền thông quốc tế lớn, khi đưa tin về Đại hội XIII cũng đồng quan điểm đó và nhấn mạnh, với việc Việt Nam ngăn chặn được COVID-19, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ phát huy vai trò là một trung tâm sản xuất chủ chốt của các tập đoàn toàn cầu như: Samsung, Foxconn và Intel... Rõ ràng là với việc tích cực hỗ trợ các con “sếu đầu đàn” của nền kinh tế trong các chiến dịch tiêm vaccine hiện nay, một lần nữa khẳng định sự nhất quán trong chính sách, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ai đó cho rằng, chỉ vì quỹ vaccine mà gây khó cho doanh nghiệp nước ngoài quả thật chẳng những nói sai sự thật mà còn thấy cây mà chẳng thấy rừng!
Đại dịch COVID-19 là một trận chiến cam go mà người dân Việt Nam và nhiều nước khác phải đối mặt. Thế nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tinh thần đoàn kết xung quanh Đảng và Nhà nước của người dân Việt Nam là một truyền thống quý báu, sẽ tạo nên sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tinh thần ấy đã giúp Việt Nam làm nên kỳ tích chống chọi với đại dịch Covid-19 trong suốt hơn một năm qua với số ca nhiễm thấp và vẫn tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và kéo dài nên việc thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Quỹ nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên nguyên tắc bảo đảm sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp.
“Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim”, như Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19. Đó là sự nhân ái Việt Nam, đoàn kết Việt Nam, niềm tin Việt Nam mà những ai không biết hoặc cố tình hiểu sai, xuyên tạc thì nên "dựa cột mà nghe"!./.
Nguyễn Ngọc Hưng (qdnd.vn)
|
Nguồn: Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|