|
|
Cổng thông tin tài năng trẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ninh Thuận qua 65 năm thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
|
Monday, 10 June 2013 7:53 AM |
|
Cách đây 65 năm, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, trước hết là giải quyết những nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. |
Hưởng ứng lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tại Ninh Thuận, các huyện, thị xã đều thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc. Tháng 1-1949, phong trào thi đua yêu nước được phát động khắp các nơi trong tỉnh, với nội dung thi đua là vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến bằng tiền. Tổng kết vào tháng 2-1949, xã Bắc Xuyên (huyện Thuận Bắc) giành lá cờ đầu; đến tháng 3-1949 xã Phú Mách (huyện An Phước) giành lá cờ luân lưu, với số tiền ủng hộ là 13 ngàn đồng tiền Đông Dương, so với toàn tỉnh ủng hộ số tiền 133.216 đồng Đông dương. Cùng với vận động ủng hộ tiền, phong trào “Diệt giặc dốt” diễn ra ở nhiều nơi trong các thôn xóm, thị trấn, qua các lớp bình dân học vụ với phương châm “người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít”, từ các nẻo đường đến nơi công cộng đều có bảng viết chữ quốc ngữ, ai đọc thông, viết thạo mới được vào chợ, đình làng; phong trào “Diệt giặc đói” được nông dân, bộ đội, du kích…trong các căn cứ, khu dân sinh thi đua nhau tăng gia sản xuất tự túc lương thực và thực phẩm; phong trào “Diệt giặc ngoại xâm” với chủ trương “Tiến về làng” bộ đội đánh địch, du kích diệt tề, trừ gian, chống địch dồn dân, rào làng phát triển khắp nơi trong tỉnh, buộc địch co cụm về thị xã trong thế bị ta bao vây, góp phần cùng cả nước buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương ngày 20-7-1954.
Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh trao Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012 tại Lễ phát động thi đua kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Sau khi Mỹ “hất cẳng” Pháp xâm lược miền Nam, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới ác liệt hơn, Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Ngụy thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, chống địch khủng bố, ra sức bảo tồn lực lượng cách mạng cho kháng chiến lâu dài. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát huy như: Phong trào nổi dậy phá khu tập trung của đồng bào miền núi, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Ngày ngày sản xuất tăng gia”, “Chống địch dồn dân lập ấp chiến lược”, “Đồng loạt tiến công địch”…phát triển khá rầm rộ; nhất là phong trào “Bắn máy bay địch”…mà điển hình là du kích Bác Ái dùng súng trường thô sơ bắn rơi máy bay địch, trong đó có Chamaléa Chấp, 13 tuổi bắn rơi 1 chiếc L.19, tạo ra khí thế toàn dân đánh giặc mà đỉnh cao là quân dân Ninh Thuận cùng bộ đội chủ lực đập tan cái gọi là “Lá chắn Phan Rang” giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16-4-1975, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với những thành tích vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân Ninh Thuận đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 6 Huân chương Thành đồng các loại, 3 Huân chương Giải phóng; tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và cán bộ tỉnh Ninh Thuận và 6 huyện, thành phố, 25 xã, phường, thị trấn, 2 đơn vị quân đội, 1 đơn vị công an và 11 cá nhân. Toàn tỉnh có 206 Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Về tặng thưởng Huân-Huy chương: Trong kháng chiến chống Pháp có 13 cá nhân, gia đình được tặng Bằng có công với nước, 4.697 cá nhân được tặng Huân - Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; trong kháng chiến chống Mỹ có 12.418 Huân - Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; riêng Lực lượng vũ trang tỉnh được tặng thưởng 9.317 Huân - Huy chương các loại.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Toàn dân Ninh Thuận chung sức xây dựng nông thôn mới“, đến nay diện mạo nông thôn trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế - xã hội phát triển. Ảnh: Văn Miên
Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận đến nay, phong trào thi đua yêu nước tỉnh nhà thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự hưởng ứng tích cực của toàn dân. Các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân làm kinh tế giỏi”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới”…được gắn với các cuộc vận động như “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…, nhất là cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo nên phong trào thi đua rộng khắp. Đặc biệt phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” phát động gần hai năm qua đã huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và được nhân dân đồng tình tích cực hưởng ứng tham gia, thể hiện chủ trương đúng, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy truyền thống cách mạng, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần sáng tạo, vượt khó của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Ninh Thuận. Từ một tỉnh mới tái lập, kinh tế thuần nông chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước tạo nên diện mạo mới trên quê hương Ninh Thuận. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 20 năm qua tăng 8,4%/năm; giai đoạn 10 năm đầu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4%, giai đoạn 10 năm sau tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,3%. Năm 2011 là năm đầu tiên tỉnh ta thu ngân sách vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng, đạt trên 1.160 tỷ đồng, tăng gấp 35 lần so với năm 1992. Từ vị trí thứ tư của các tỉnh có mức thu thấp nhất cả nước năm 2008 đã nâng lên vị trí thứ 13 vào năm 2011. Năm 2012, mặc dù tình hình hết sức khó khăn, tăng trưởng GDP vẫn đạt 10,3%, GDP bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.320 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm mới 16,3 ngàn lao động, đào tạo nghề cho 9.137 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, còn 11,52%. Vị thế của Ninh Thuận từng bước được tạo dựng, tiềm năng của tỉnh được phát huy, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến Ninh Thuận, là điều kiện thuận lợi để tình nhà phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Để đánh giá kết quả phong trào thi đua yêu nước từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, tỉnh ta đã ba lần tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III, IV, V vào các năm 2000, 2005 và 2010. Đã có 87 tập thể và 135 cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương các loại, 1 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, 13 thầy thuốc được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, 5 thầy giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 3 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Chính phủ tặng thưởng 18 Cờ thi đua cho các tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 85 tập thể và 125 cá nhân, phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 4 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng: 512 Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua hàng năm, tặng Bằng khen cho 11.566 tập thể và 12.934 cá nhân, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho 221 cá nhân. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2005 đến nay với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba. Đó là niềm vinh dự, tự hào để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Ninh Thuận tiếp bước trên chặng đường mới, xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp, trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai. |
Nguồn: Báo điện tử Ninh Thuận |
|
Bài cùng chuyên mục |
- XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG 30/4/1975 - CON ĐƯỜNG SAI LẦM KHÔNG LỐI THOÁT CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.
- CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
|
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội trong tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phong trào“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian qua được Tỉnh Đoàn thực hiện khá hiệu quả. Nhiều tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương có sự đóng góp của lực lượng áo xanh, nhất là tiêu chí số 2 về Giao thông và tiêu chí số 17 về Môi trường. Với phương châm “Mỗi đoàn viên một việc làm cụ thể”, đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia phần việc đảm nhận, thể hiện vai trò xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Chuyên mục Mỗi tuần một câu chuyện Nông thôn mới tuần này mời quý vị và các bạn đến với những tuyến đường nông thôn mới, những tuyến đường có dấu ấn của lực lượng thanh niên trong tỉnh.
|
|
|
|
|
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
|
|
|
Ninh Thuận qua 65 năm thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
|
Monday, 10 June 2013 7:53 AM |
|
Cách đây 65 năm, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, trước hết là giải quyết những nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. |
Hưởng ứng lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tại Ninh Thuận, các huyện, thị xã đều thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc. Tháng 1-1949, phong trào thi đua yêu nước được phát động khắp các nơi trong tỉnh, với nội dung thi đua là vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến bằng tiền. Tổng kết vào tháng 2-1949, xã Bắc Xuyên (huyện Thuận Bắc) giành lá cờ đầu; đến tháng 3-1949 xã Phú Mách (huyện An Phước) giành lá cờ luân lưu, với số tiền ủng hộ là 13 ngàn đồng tiền Đông Dương, so với toàn tỉnh ủng hộ số tiền 133.216 đồng Đông dương. Cùng với vận động ủng hộ tiền, phong trào “Diệt giặc dốt” diễn ra ở nhiều nơi trong các thôn xóm, thị trấn, qua các lớp bình dân học vụ với phương châm “người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít”, từ các nẻo đường đến nơi công cộng đều có bảng viết chữ quốc ngữ, ai đọc thông, viết thạo mới được vào chợ, đình làng; phong trào “Diệt giặc đói” được nông dân, bộ đội, du kích…trong các căn cứ, khu dân sinh thi đua nhau tăng gia sản xuất tự túc lương thực và thực phẩm; phong trào “Diệt giặc ngoại xâm” với chủ trương “Tiến về làng” bộ đội đánh địch, du kích diệt tề, trừ gian, chống địch dồn dân, rào làng phát triển khắp nơi trong tỉnh, buộc địch co cụm về thị xã trong thế bị ta bao vây, góp phần cùng cả nước buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương ngày 20-7-1954.
Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh trao Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012 tại Lễ phát động thi đua kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Sau khi Mỹ “hất cẳng” Pháp xâm lược miền Nam, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới ác liệt hơn, Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Ngụy thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, chống địch khủng bố, ra sức bảo tồn lực lượng cách mạng cho kháng chiến lâu dài. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát huy như: Phong trào nổi dậy phá khu tập trung của đồng bào miền núi, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Ngày ngày sản xuất tăng gia”, “Chống địch dồn dân lập ấp chiến lược”, “Đồng loạt tiến công địch”…phát triển khá rầm rộ; nhất là phong trào “Bắn máy bay địch”…mà điển hình là du kích Bác Ái dùng súng trường thô sơ bắn rơi máy bay địch, trong đó có Chamaléa Chấp, 13 tuổi bắn rơi 1 chiếc L.19, tạo ra khí thế toàn dân đánh giặc mà đỉnh cao là quân dân Ninh Thuận cùng bộ đội chủ lực đập tan cái gọi là “Lá chắn Phan Rang” giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16-4-1975, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với những thành tích vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân Ninh Thuận đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 6 Huân chương Thành đồng các loại, 3 Huân chương Giải phóng; tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và cán bộ tỉnh Ninh Thuận và 6 huyện, thành phố, 25 xã, phường, thị trấn, 2 đơn vị quân đội, 1 đơn vị công an và 11 cá nhân. Toàn tỉnh có 206 Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Về tặng thưởng Huân-Huy chương: Trong kháng chiến chống Pháp có 13 cá nhân, gia đình được tặng Bằng có công với nước, 4.697 cá nhân được tặng Huân - Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; trong kháng chiến chống Mỹ có 12.418 Huân - Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; riêng Lực lượng vũ trang tỉnh được tặng thưởng 9.317 Huân - Huy chương các loại.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Toàn dân Ninh Thuận chung sức xây dựng nông thôn mới“, đến nay diện mạo nông thôn trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế - xã hội phát triển. Ảnh: Văn Miên
Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận đến nay, phong trào thi đua yêu nước tỉnh nhà thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự hưởng ứng tích cực của toàn dân. Các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân làm kinh tế giỏi”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới”…được gắn với các cuộc vận động như “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…, nhất là cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo nên phong trào thi đua rộng khắp. Đặc biệt phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” phát động gần hai năm qua đã huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và được nhân dân đồng tình tích cực hưởng ứng tham gia, thể hiện chủ trương đúng, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy truyền thống cách mạng, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần sáng tạo, vượt khó của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Ninh Thuận. Từ một tỉnh mới tái lập, kinh tế thuần nông chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước tạo nên diện mạo mới trên quê hương Ninh Thuận. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 20 năm qua tăng 8,4%/năm; giai đoạn 10 năm đầu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4%, giai đoạn 10 năm sau tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,3%. Năm 2011 là năm đầu tiên tỉnh ta thu ngân sách vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng, đạt trên 1.160 tỷ đồng, tăng gấp 35 lần so với năm 1992. Từ vị trí thứ tư của các tỉnh có mức thu thấp nhất cả nước năm 2008 đã nâng lên vị trí thứ 13 vào năm 2011. Năm 2012, mặc dù tình hình hết sức khó khăn, tăng trưởng GDP vẫn đạt 10,3%, GDP bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.320 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm mới 16,3 ngàn lao động, đào tạo nghề cho 9.137 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, còn 11,52%. Vị thế của Ninh Thuận từng bước được tạo dựng, tiềm năng của tỉnh được phát huy, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến Ninh Thuận, là điều kiện thuận lợi để tình nhà phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Để đánh giá kết quả phong trào thi đua yêu nước từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, tỉnh ta đã ba lần tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III, IV, V vào các năm 2000, 2005 và 2010. Đã có 87 tập thể và 135 cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương các loại, 1 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, 13 thầy thuốc được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, 5 thầy giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 3 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Chính phủ tặng thưởng 18 Cờ thi đua cho các tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 85 tập thể và 125 cá nhân, phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 4 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng: 512 Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua hàng năm, tặng Bằng khen cho 11.566 tập thể và 12.934 cá nhân, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho 221 cá nhân. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2005 đến nay với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba. Đó là niềm vinh dự, tự hào để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Ninh Thuận tiếp bước trên chặng đường mới, xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp, trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai. |
Nguồn: Báo điện tử Ninh Thuận |
|
|
|
|
|
|
|
Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước. - CHUYÊN ĐỀ: KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH; ...
- Chuyên đề: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên.
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- TUỔI TRẺ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN XUNG KÍCH TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Chuyên đề: “Tuổi trẻ Công an tỉnh Ninh Thuận xung kích trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng trong tình hình mới”
- MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ BÀI VIẾT “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2022)
|
|
|
|
|
Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
|
|
|
Ngày 8/6/2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt báo chí và chính thức phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
|
|
|
|
|
|
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền; sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
|
|
|
|
|